ĐÁNH GIÁ ĐẶC ĐIỂM KỸ THUẬT TẠO HÌNH TĨNH MẠCH GAN TRONG GHÉP GAN PHẢI TỪ NGƯỜI HIẾN SỐNG

Lê Văn Thành 1, Vũ Văn Quang 1, Lê Trung Hiếu 1,
1 Viện Phẫu thuật Tiêu hoá, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Đánh giá đặc điểm kỹ thuật và kết quả tái tạo lưu thông tĩnh mạch gan của mảnh ghép gan phải từ người hiến sống. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu tiến cứu trên 52 trường hợp được ghép gan từ người hiến sống sử dụng mảnh ghép gan phải tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 từ tháng 01/2019 đến tháng 12/2020. Kết quả: Có 42 trường hợp sử dụng mảnh ghép gan phải mở rộng gồm cả tĩnh mạch gan giữa (80,7%) và 10 trường hợp sử dụng mảnh ghép gan phải cải tiến có tĩnh mạch gan giữa được tái tạo lưu thông từ các nhánh V5 và/ hoặc V8 (19,3%). 100% các trường hợp tái tạo lưu thông tĩnh mạch gan sử dụng đoạn mạch nhân tạo polytetrafluoroethylene. 100% các trường hợp đều được nối tĩnh mạch gan giữa và tĩnh mạch gan phải thành miệng nối chung duy nhất và đều được mở rộng sang bên trái và xuống dưới tại lỗ của tĩnh mạch gan phải người nhận với chiều dài đường rạch trung bình lần lượt là 14 mm và 9,7 mm. Có 15/52 trường hợp có tĩnh mạch gan phải phụ có đường kính trên 5 mm được nối thẳng trực tiếp vào tĩnh mạch chủ dưới kiểu tận – bên (28,8%). Có 3/52 trường hợp biến chứng tĩnh mạch gan giữa (2 hẹp, 1 tắc) (5,7%). Tỷ lệ tử vong do biến chứng tĩnh mạch gan là 1,9%. Kết luận: Tái tạo lưu thông tĩnh mạch gan phải và giữa thành một miệng nối duy nhất trong ghép gan từ người hiến sống sử dụng mảnh ghép gan phải là một phương pháp đơn giản và an toàn. Hơn nữa, kỹ thuật này giúp giảm tỷ lệ hẹp tắc tĩnh mạch gan sau ghép.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Y. Hou, P. Wan, M. Feng, B. Qiu, T. Zhou, J. Zhu, Y. Luo, J. Zhang,Q. Xia (2021). “Modified dual hepatic vein anastomosis in pediatric living-donor liver transplantation using left lateral segment grafts with two wide orifices”. Front Pediatr, 9: 685956.
2. Li PC, Thorat A, Jeng LB,Yang HR (2017). “Hepatic artery reconstruction in living donor liver transplantation using surgical loupes: Achieving low rate of hepatic arterial thrombosis in 741 consecutive recipients-tips and tricks to overcome the poor hepatic arterial flow”. Liver Transpl, 23(7): 887-898.
3. Lee SG (2006). “Techniques of reconstruction of hepatic veins in living-donor liver transplantation, especially for right hepatic vein and major short hepatic veins of right-lobe graft”. J Hepatobiliary Pancreat Surg, 13: 131–138.
4. Kim JD, Choi DL,Han YS (2014). “Simplified one-orifice venoplasty for middle hepatic vein reconstruction in adult living donor liver transplantation using right lobe grafts”. Clin Transplant 28: 561–8.
5. Lee TB, Ryu JH,Chu CW (2018). “Diamond-shaped patch technique for right hepatic vein reconstruction in living-donor liver transplant: A simple method to prevent stenosis”. Medicine, 97(34): e11815.
6. Koc S, Akbulut S, Soyer V (2017). “Hepatic venous outflow obstruction after living-donor liver transplant: single center experience”. Experimental and clinical transplantation, 19(8): 1-11.
7. Kim KS, Lee JS,Cho GS (2018). “Long-term outcomes after stent insertion in patients with early and late hepatic vein outflow obstruction after living donor liver transplantation”. Ann Surg Treat Res, 95(6): 333-339.
8. Sugawara Y, Makuuchi M,Akamatsu N (2004). “Refinement of venous reconstruction using cryopreserved veins in right liver grafts”. Liver Transplantation, 10(4): 541–547.
9. Hwang S, Lee SG,Ahn CS (2005). “Cryopreserved iliac artery is indispensable interposition graft material for middle hepatic vein reconstruction of right liver grafts”. Liver Transplantation, 11(6).