NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG VÀ CẬN LÂM SÀNG Ở BỆNH NHI MẮC SỐT XUẤT HUYẾT DENGUE CÓ TỔN THƯƠNG GAN ĐIỀU TRỊ TẠI BỆNH VIỆN SẢN - NHI TỈNH QUẢNG NGÃI

Đỗ Duy Thanh 1, Nguyễn Mậu Thạch 1, Nguyễn Đình Tuyến 1,
1 Bệnh viện Sản - Nhi tỉnh Quảng Ngãi

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Tổn thương gan là biểu hiện thường gặp trong sốt xuất huyết Dengue (SXHD). Tăng men gan là một trong những yếu tố tiên lượng sốt xuất huyết Dengue nặng. Mục tiêu: Mô tả đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của bệnh nhi mắc sốt xuất huyết Dengue có tổn thương gan và tìm hiểu các yếu tố liên quan đến mức độ nặng ở đối tượng nghiên cứu. Đối tượng và phương pháp: Mô tả cắt ngang bệnh nhi từ 1 tháng đến dưới 16 tuổi được chẩn đoán SXHD, xét nghiệm có tổn thương gan (AST/ALT ≥120 U/L) điều trị tại Bệnh viện Sản - Nhi tỉnh Quảng Ngãi từ 31/10/2021 đến 31/10/2022. Kết quả: gồm 177 bệnh nhi SXHD tổn thương gan. Đa số tổn thương gan ở mức độ nhẹ, chiếm 93,2% (165/177). SXHD có dấu hiệu cảnh báo (DHCB) chiếm tỷ lệ cao nhất 45,8% (81/177); SXHD (32,8%) (58/177) và SXHD nặng 21,4% (38/177). Tỷ lệ bệnh nhi thoát huyết tương nặng chiếm 14,2% (25/177); 4 trường hợp suy tạng, trong đó 3 trường hợp suy gan và 1 trường hợp SXHD thể não. Các yếu tố liên quan đến mức độ nặng của bệnh nhi SXHD có tổn thương gan là: triệu chứng xuất huyết trên da; li bì, bứt rứt; buồn nôn, nôn; đau bụng vùng gan; gan lớn; số lượng tiểu cầu <50 x109/L; tiểu cầu giảm nhanh; cô đặc máu; hạ Natri máu; rối loạn thời gian Prothrombin; rối loạn thời gian aPTT; mức độ tổn thương gan và có dấu thoát dịch trên siêu âm. Kết luận: Tỷ lệ bệnh nặng ở bệnh nhi SXHD có tổn thương gan cao. Cần tầm soát men gan thường quy hơn ở bệnh nhi SXHD để phát hiện các trường hợp tổn thương gan sớm, giúp đánh giá và xử trí kịp thời.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Bộ Y tế (2019), Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị sốt xuất huyết Dengue.
2. Nguyễn Hữu Châu Đức, Nguyễn Thị Minh Thư (2022), Nghiên cứu một số yếu tố tiên lượng nặng ở bệnh nhi sốt xuất huyết Dengue, Tạp chí Y học lâm sàng, 76, tr.100-106
3. Nguyễn Mậu Thạch (2022), Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của bệnh sốt xuất huyết Dengue ở trẻ em tại Bệnh viện Sản-Nhi Quảng Ngãi, Luận văn chuyên khoa cấp II, Đại học Y Dược Huế.
4. Nguyễn Thị Anh Vy (2020), Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả điều trị bệnh sốt xuất huyết ở trẻ em tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bình Định, Luận văn chuyên khoa cấp II, Đại học Y Dược Huế.
5. Adane T., Getawa S. (2021), Coagulation Abnormalities in Dengue fever infection: A systematic review and meta-analysis, PloS. Negl. Trop. Dis., 15(8), p. e0009666.
6. T. Nguyen M., Ho T. N., Nguyen V. V., et al. (2017), An Evidence-Based Algorithm for Early Prognosis of Severe Dengue in the Outpatient Setting, Clinical Infectious Diseases, 64(5), pp. 656-663.
7. WHO (2012), Handbook World Health Organization And Special Programme For Research And Training In Tropical Diseases.
8. Yolanda N., Harris Alfan (2017), Initial clinical and laboratory profiles to predict pediatric Dengue infection severity, Paediatr. Indones., 57(6), pp. 303-309.