ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ VÔ CẢM CHO PHẪU THUẬT CHI TRÊN CỦA PHƯƠNG PHÁP GÂY TÊ ĐÁM RỐI THẦN KINH CÁNH TAY ĐƯỜNG LIÊN CƠ BẬC THANG DƯỚI HƯỚNG DẪN SIÊU ÂM

Bùi Minh Hồng 1,, Bùi Văn Hải 1, Nguyễn Đức Lam 2
1 Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ
2 Đại học Y Hà Nội

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Đánh giá hiệu quả  thực hiện gây tê đám rối thần kinh cánh tay dưới hướng dẫn của siêu âm. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Với 30 bệnh nhân phẩu thuật chi trên từ cánh tay đến bàn tay, không có chống chỉ định của gây tê đám rối thần kinh cánh tay, ASA I,II. Tuổi từ 16 đến 70 tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Phú Thọ từ 2/2020 đến 9/2020. Bệnh nhân được gây tê đám rối thần kinh đường liên cơ bậc thang dưới hướng dẫn của siêu âm. Mỗi bệnh nhân được tiêm 30 ml lidocain 1% và 150mcg adrenaline, sau đó đánh giá ức chế cảm giác và vận động theo thang điểm Hollmen, ghi nhận dấu dị cảm, thời gian chờ tác dụng ức chế cảm giác, vận động, thời gian ức chế cảm giác, vận động, tỉ lệ thành công và biến chứng xảy ra.  Kết quả: Thời gian chờ tác dụng ức chế cảm giác trung bình 5,00±1,23 phút, thời gian chờ tác dụng ức chế vận động trung bình là 16,55±2,58 phút, thời gian ức chế cảm giác trung bình là 135,46±12,54 phút, thời gian ức chế vận động trung bình là 146,33±14,41 phút, tỉ lệ thành công: 90% tốt, 10% khá, không có trường hợp nào phải chuyển phương pháp vô cảm. Không có biến chứng đáng tiếc nào xảy ra, chỉ có một trường hợp vỡ bao thần kinh vì bơm áp lực quá mạnh. Kết luận: Gây tê đám rối thần kinh đường cơ bậc thang dưới hướng dẫn của siêu âm tỉ lệ thành công cao chiếm 90%  tốt, 10% khá. Tỉ lệ này cao hơn kỹ thuật kích thích thần kinh cơ, giảm thời gian chờ tác dụng ức chế cảm giác và vận động, tăng thời gian ức chế cảm giác và vận động, liều lượng thuốc tê cần dùng thấp. Không gặp các tai biến và tác dụng không mong muốn nặng nề trong nghiên cứu này.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. S. K. Park, M. H. Sung, H. J. Suh et al (2016). Ultrasound Guided Low Approach Interscalene Brachial Plexus Block for Upper Limb Surgery. Korean J Pain, 29 (1), 18-22.
2. P. M. Hopkins (2007). Ultrasound guidance as a gold standard in regional anaesthesia. Br J Anaesth, 98 (3), 299-301.
3. A. Movafegh, M. Razazian, F. Hajimaohamadi et al (2006). Dexamethasone added to lidocaine prolongs axillary brachial plexus blockade. Anesth Analg, 102 (1), 263-267.
4. A. Movafegh, B. Nouralishahi, M. Sadeghi et al (2009). An ultra-low dose of naloxone added to lidocaine or lidocaine-fentanyl mixture prolongs axillary brachial plexus blockade. Anesth Analg, 109 (5), 1679-1683.
5. A. Casati, F. Vinciguerra, M. Scarioni et al (2003). Lidocaine versus ropivacaine for continuous interscalene brachial plexus block after open shoulder surgery. Acta Anaesthesiol Scand, 47 (3), 355-360.