ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG CỦA BỆNH NHÂN CÓ RĂNG HÀM SỮA CẦN ĐIỀU TRỊ LẤY TUỶ BUỒNG

Lê Thị Thùy Linh 1,, Hà Ngọc Chiều1
1 Đại học Y Hà Nội

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Bệnh lý tuỷ răng sữa là một trong những bệnh phổ biến ở trẻ em, tuy nhiên việc chẩn đoán bệnh lý tuỷ răng sữa ở trẻ gặp nhiều khó khăn. Vì vậy, với mục đích giúp các nhà lâm sàng phần nào có cái nhìn tổng quát hơn về sự phân bố tổn thương bệnh lý chúng tôi tiến hành nghiên cứu mô tả đặc điểm lâm sàng của một nhóm bệnh nhân có các răng hàm sữa được chỉ định lấy tủy buồng. Nghiên cứu mô tả cắt ngang này được thực hiện ở 173 trẻ từ 4-8 tuổi có răng hàm sữa sâu có chỉ định điều trị tuỷ buồng. Kết quả: Tỷ lệ răng hàm sữa thứ nhất có bệnh lý là 38,4%, răng hàm sữa thứ hai là 35,0%. Tỷ lệ răng hàm sữa hàm dưới bị bệnh lý là 40,1%, ở hàm trên là 33,2%. Ở nhóm dưới 6 tuổi tỷ lệ trẻ có răng hàm sữa bị viêm tuỷ có hồi phục là 7,8%, nhóm trên 6 tuổi là 2,9%. Tỷ lệ trẻ có viêm tuỷ không hồi phục ở nhóm dưới 6 tuổi là 9,2% và nhóm trên 6 tuổi là 21,6%. Kết luận: Tỷ lệ răng hàm sữa thứ nhất có bệnh lý cao hơn răng hàm sữa thứ hai và răng hàm sữa hàm dưới bị bệnh lý cao hơn răng hàm sữa hàm trên. Tuổi của trẻ là yếu tố liên quan với bệnh lý viêm tuỷ có và không hồi phục.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Global Burden of Disease Study 2016. Disease and Injury Incidence and Prevalence Collaborators. Global, regional, and national incidence, prevalence, and years lived with disability for 328 diseases and injuries for 195 countries, 1990-2016: a systematic analysis for the Global Burden of Disease Study 2016. Lancet. 2017;390(10100):1211-1259.
2. Lưu Văn Tường, Nguyễn Thị Thu Phương, Đào Thị Dung. Thực trạng bệnh sâu răng sữa sớm và một số yếu tố liên quan với sâu răng ở học sinh mầm non 03 tuổi tại Hà Nội. Tạp chí Y học Việt Nam. 2019;480(1&2), 94-99.
3. Nguyễn Văn Tuấn. Y học Thực chứng. Nhà xuất bản Y học, Tp. HCM; 2008:221-231.
4. Trương Mạnh Dũng, Vũ Mạnh Tuấn. Thực trạng bệnh răng miệng và một số yếu tố liên quan ở trẻ 4-8 tuổi tại 5 tỉnh thành của Việt Nam năm 2010. Tạp chí Y học thực hành. 2011;793:91-96
5. Võ Trương Như Ngọc. Răng trẻ em - sách dùng cho học viên sau đại học. Nhà xuất bản Đại học Huế, Huế; 2015
6. Bruzda-Zwiech A, et al. Caries Experience and Distribution by Tooth Surfaces in Primary Molars in the Pre-school Child Population of Lodz, Poland. Oral Health Prev Dent. 2015;13(6):557-566.
7. Amogh Tanwar, et al. Prevalence of dental caries in primary and permanent teeth and its relation with tooth brushing habits among 6-12 year old school children in Nangal Raya village, New Delhi: A crossectional study. International Journal of Current Research. 2018;10(08):72989-72992.