ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ PHƯƠNG PHÁP ĐÓNG HỌNG KIỂU T BẰNG MŨI KHÂU GAMBEE TRONG PHẪU THUẬT CẮT THANH QUẢN TOÀN PHẦN
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mở đầu: Ung thư thanh quản (UTTQ) chiếm 25% trong ung thư đầu mặt cổ, làm cho 100.000 tử vong trên thế giới. Đa số bệnh nhân (BN) đến khám vào giai đoạn muộn, phải cắt thanh quản toàn phần. Kỹ thuật đóng họng là một trong những phương pháp giúp làm giảm các biến chứng sau khi cắt thanh quản toàn phần. Phương pháp đóng họng kiểu T có ưu điểm là đơn giản, chắc chắn và ít biến chứng. Mục tiêu: Khảo sát đặc điểm chung, lâm sàng, cận lâm sàng của BN UTTQ được cắt thanh quản toàn phần. Đánh giá kết quả của kỹ thuật đóng họng kiểu T bằng mũi khâu Gambee trong phẫu thuật (PT) cắt thanh quản toàn phần. Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu can thiệp lâm sàng không nhóm chứng với BN UTTQ, điều trị tại Khoa Tai Mũi Họng (TMH) - Bệnh viện Chợ Rẫy (BVCR) từ tháng 3/2019 đến tháng 10/2019. Kết quả: Nghiên cứu trên 35 BN với tuổi trung bình là 62,7 ± 7,8, tỷ lệ nam (97,1%) nhiều hơn nữ. 77,1% BN vừa hút thuốc vừa uống rượu. Thời gian xuất hiện triệu chứng đến khi vào viện trên 6 tháng chiếm 60%. BN đến khám vì khàn tiếng chiếm 85%. Mô bệnh học là ung thư tế bào gai biệt hóa trung bình (68,6%). 25,8% BN nhập viện khi ung thư đã tiến triển đến giai đoạn muộn (IVa). Kỹ thuật đóng họng kiểu T bằng mũi khâu GAMBEE trong PT cắt thanh quản toàn phần có biến chứng sau PT là dò họng (8,6%), tụ dịch hố mổ (8,6%), chảy máu hố mổ (5,7%), viêm phổi (2,9%) và nhiễm trùng vạt da cổ (2,9%). Thời gian bắt đầu ăn bằng miệng sau mổ trung bình là 9,2 ± 6,3 ngày. Thời gian nằm viện sau PT trung bình là 12,6 ± 2,6 ngày. Không có BN nào bị hẹp lỗ mở khí quản. Sau PT 1 tháng, không BN nào khó nuốt. Kết luận: Phương pháp đóng họng kiểu T bằng mũi khâu Gambee trong PT cắt thanh quản toàn phần có hiệu quả cao và ít biến chứng.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Ung thư thanh quản, phẫu thuật cắt thanh quản toàn phần, đóng họng kiểu T bằng mũi khâu Gambee
Tài liệu tham khảo
2. Aswani J, Thandar M, Otiti J, Fagan J (2009), "Early oral feeding following total laryngectomy", The Journal of Laryngology & Otology, 123 (3), pp. 333 - 338.
3. Goepfert Ryan P, Hutcheson Katherine A, Lewin Jan S, Desai Neha G, Zafereo Mark E, Hessel Amy C, Lewis Carol M, Weber Randal S, Gross Neil D (2017), "Complications, hospital length of stay, and readmission after total laryngectomy", Cancer, 123 (10), pp. 1760 - 1767.
4. Govindasamy Gopu, Shanmugam Subbiah (2019), "A review of pharyngeal mucosal closure technique in total laryngectomy", Int. J. Otorhinolaryngol. Head Neck Surg.,5(1), pp.145-148.
5. Hay Ashley, Pitkin Lisa, Gurusamy Kurinchi (2014), "Early versus Delayed Oral Feeding in Patients following Total Laryngectomy", Advances in Otolaryngology, 2014.
6. Herranz Jesús, Sarandeses Adolfo, Fernández Mario Fernández, Barro Carlos Vázquez, Vidal José Martínez, Gavilán Javier (2000), "Complications after total laryngectomy in nonradiated laryngeal and hypopharyngeal carcinomas", Otolaryngology - Head and Neck Surgery, 122 (6), pp. 892 - 898.
7. Hinerman Russell W, Mendenhall William M, Amdur Robert J, Villaret Douglas B, Robbins K Thomas (2002), "Early laryngeal cancer", Current treatment options in oncology, 3(1), pp. 3-9.
8. Martine F, Rinkel Rico NPM, Eerenstein Simone EJ (2017), “The influence of closure technique in total laryngectomy on the development of a pseudo-diverticulum and dysphagia” Eur Arch Otorhinolaryngol, 274 (4), pp. 1967 - 1973.
9. Nguyễn Đinh Bảo Quỳnh (2014), “Khảo sát chức năng nuốt sau mổ cắt thanh quản toàn phần do ung thư tại Bệnh viện Chợ Rẫy”, Luận Văn Thạc sĩ Y học, Trường Đại học Y dược thành phố Hồ Chí Minh.
10. Nguyễn Đình Phúc, Lê Minh Kỳ, Đàm Trọng Nghĩa (2009), "Biến chứng do nạo vét hạch cổ ở bệnh nhân ung thư thanh quản", Y học thực hành, (777), tr. 23 - 28.
11. Nguyễn Mạnh Quốc, Vũ Văn Vũ, Nguyễn Chấn Hùng (2004), "Dịch tễ học và ghi nhận ung thư", Ung bướu học nội khoa, Nhà xuất bản Y học, tr. 15 - 20.
12. Talwar B, Donnelly R, Skelly R, Donaldson M (2016), "Nutritional management in head and neck cancer: United Kingdom National Multidisciplinary Guidelines", The Journal of Laryngology & Otology, 130 (S2), pp. S32 - S40.