THỰC TRẠNG TĂNG HUYẾT ÁP TRÊN BỆNH NHÂN HIV ĐIỀU TRỊ ARV TẠI TRUNG TÂM BỆNH NHIỆT ĐỚI, BỆNH VIỆN BẠCH MAI

Đỗ Duy Cường1,2, Đoàn Thu Trà 1,
1 Bệnh viện Bạch Mai
2 Đại học Y - Dược, Đại học Quốc gia Hà Nội

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Nhiễm HIV và điều trị ARV trong thời gian dài đã được xác định là có liên quan đến tần suất tăng các yếu tố nguy cơ của bệnh tim mạch. Nghiên cứu này được thực hiện với mục tiêu nhằm xác định tỉ lệ cao huyết áp và một số yếu tố liên quan đến tình trạng tăng huyết ở người bệnh HIV/AIDS điều trị ARV lâu năm tại Trung tâm Bệnh Nhiệt đới, Bệnh viện Bạch Mai năm 2019. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang thực hiện trên 286 bệnh nhân HIV/AIDS điều trị ngoại trú tại Trung tâm Bệnh Nhiệt đới, Bệnh viện Bạch Mai. Thời gian nghiên cứu từ 01/2021 đến tháng 06/2021. Kết quả nghiên cứu: Tỉ lệ cao huyết chung là 14,3%, trong đó tăng huyết áp độ 1 là 8,7%, độ 2 là 3,9% và độ 3 là 1,8%. Tỉ lệ tăng huyết áp cao hơn ở nam giới so với nữ giới. Trong đó, tỉ lệ tăng huyết áp độ 1, độ 2 và độ 3 ở nam giới lần lượt là 11,5%, 5,4% và 3,0%. Phân tích hồi quy logistic đa biến cho thấy tỉ suất chênh tăng huyết áp thấp hơn ở nữ giới (aOR=0,52; p<0,001), cao hơn ở nhóm tuổi ≥41 (aOR=44,43-151,08; p<0,001) và người bệnh hút thuốc lá hàng (aOR=1,01; p=0,05). Tình trạng thừa cân/béo phì và đái thường đường cũng cho thấy mối liên quan đến tăng huyết áp ở người bệnh. Kết luận: Với xu hướng “già hóa” người nhiễm HIV đang gia tăng tại Việt Nam, sàng lọc tăng huyết áp và các bệnh mãn tính cần được thực hiện thường quy tại các phòng khám ngoại trú HIV nhằm phát hiện và chuyển gửi sớm.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Shah, A.S.V., et al., Global Burden of Atherosclerotic Cardiovascular Disease in People Living With HIV. Circulation, 2018. 138(11): p. 1100-1112.
2. Farahani, M., et al., Prevalence and distribution of non-AIDS causes of death among HIV-infected individuals receiving antiretroviral therapy: a systematic review and meta-analysis. Int J STD AIDS, 2017. 28(7): p. 636-650.
3. Smith, C.J., et al., Trends in underlying causes of death in people with HIV from 1999 to 2011 (D:A:D): a multicohort collaboration. Lancet, 2014. 384(9939): p. 241-8.
4. Xu, Y., X. Chen, and K. Wang, Global prevalence of hypertension among people living with HIV: a systematic review and meta-analysis. J Am Soc Hypertens, 2017. 11(8): p. 530-540.
5. Meiqari, L., et al., Prevalence of Hypertension in Vietnam: A Systematic Review and Meta-Analysis. Asia-Pacific journal of public health, 2019. 31(2): p. 101-112.
6. Mayer, K.H., et al., Excess Clinical Comorbidity Among HIV-Infected Patients Accessing Primary Care in US Community Health Centers. Public Health Rep, 2018. 133(1): p. 109-118.
7. Mosha, N.R., et al., Prevalence,awareness and factors associated with hypertension in North West Tanzania. Glob Health Action, 2017. 10(1): p. 1321279.
8. Davis, K., et al., Association between HIV infection and hypertension: a global systematic review and meta-analysis of cross-sectional studies. BMC Medicine, 2021. 19(1): p. 105.