KHẢO SÁT VIỆC KÊ ĐƠN THUỐC ĐIỀU TRỊ HELICOBACTER PYLORI TẠI MỘT BỆNH VIỆN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Duy Thông Võ 1,2,, Thanh Hải Nguyễn 3
1 Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh
2 Bệnh viện Chợ Rẫy
3 Bệnh viện Thống Nhất, Thành phố Hồ Chí Minh

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mở đầu: Nhiễm Helicobacter pylori (H. pylori) có thể là nguyên nhân dẫn đến nhiều bệnh lý đường tiêu hoá trên. Các phác đồ điều trị viêm loét dạ dày có H. pylori dương tính được cập nhật với tình hình đề kháng kháng sinh của vi khuẩn. Mục tiêu: Khảo sát việc kê đơn thuốc điều trị loét dạ dày tá tràng có H.pylori dương tính tại một bệnh viện Thành phố Hồ Chí Minh. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu cắt ngang mô tả trên đơn thuốc của bệnh nhân ngoại trú có chẩn đoán loét dạ dày tá tràng có H.pylori dương tính, được trong tháng 3 năm 2021. Các đơn thuốc được đưa vào nghiên cứu là đơn thuốc có đầy đủ thông tin của bệnh nhân, thông tin phòng khám và thông tin thuốc điều trị. Tính hợp lý trong kê đơn được được đánh giá thông qua phác đồ điều trị của Đồng thuận ASEAN 2016 và Đồng thuận Maastricht V/ Florence 2016. Kết quả: Có 96 đơn thuốc ngoại trú được đưa vào nghiên cứu, tuổi trung bình của bệnh nhân là 48 tuổi, 59,4% là nữ. Phác đồ 4 thuốc có bismuth là phác đồ phổ biến nhất được sử dụng (77,1%). Tỷ lệ đơn thuốc có ít nhất 1 vấn đề chưa hợp lý là 29,2%. Những vấn đề chưa hợp lý thường gặp bao gồm sử dụng chưa hợp lý liều bismuth, liều metronidazol/tinidazol và liều thuốc ức chế bơm proton (PPI). Bác sĩ ngoại khoa có tỷ lệ kê đơn chưa hợp lý cao hơn có ý nghĩa thống kê so với bác sĩ nội khoa (37,9% so với 15,8%, p = 0,023). Kết luận: Việc kê đơn thuốc điều trị H. pylori chưa hợp lý còn tương đối cao. Cần cập nhật liên tục các hướng dẫn điều trị H. pylori thường xuyên giúp các bác sĩ kê đơn thuốc hợp lý, từ đó nâng cao hiệu quả điều trị cho bệnh nhân.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Eusebi L. H. et al. (2014), “Epidemiology of Helicobacter pylori infection”. Helicobacter, 19(1), pp.1-5.
2. Varocha M. et al. (2018), “Helicobacter pylori management in ASEAN: The Bangkok consensus report”. Journal of Gastroenterology and Hepatology, 33, pp. 37–56.
3. Malfertheiner P, et al. (2017), “Management of Helicobacter pylori infection-the Maastricht V/Florence Consensus Report”. Gut, 66, pp.6–30.
4. Pounder RE et al. (1995), “The prevalence of Helicobacter pylori infection in different countries”. Aliment Pharmacol Ther, 9(2), pp. 33.
5. Torres J, et al. (1998), “A community-based seroepidemiologic study of Helicobacter pylori infection in Mexico”. J Infect Dis, 178, pp. 1089.
6. Binh TT, et al. (2012), “The incidence of primary antibiotic resistance of Helicobacter pylori in Vietnam”. J Clin Gastroenterol, 47(3), pp. 233-238.
7. Yamaoka Y, et al. (2015), “Appropriate first-line regimens to combat Helicobacter pylori antibiotic resistance: an Asian perspective”. Molecules (Basel, Switzerland), 20(4), pp. 6068–6092.
8. Malekzadeh R, et al. (2014), “Helicobacter pylori eradication in West Asia: a review”. World journal of gastroenterology, 20(30), pp. 10355–10367.
9. Choi M, et al. (2021), “Korean College of Helicobacter and Upper Gastrointestinal Research. Evidence-Based Guidelines for the Treatment of Helicobacter pylori Infection in Korea 2020”. Gut Liver, 15(2), pp. 168-195.