ẢNH HƯỞNG TÌNH TRẠNG VIÊM GAN VIRUS ĐẾN KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ SORAFENIB TRÊN BỆNH NHÂN UNG THƯ BIỂU MÔ TẾ BÀO GAN

Tiến Quang Nguyễn 1,, Thị Thu Hường Nguyễn 2
1 Bệnh viện K
2 Trường Đại học Y Hà Nội

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Sorafenib được chỉ định trong điều trị ung thư biểu mô tế bào gan giai đoạn tiến triển. Nhiều nghiên cứu được thực hiện để xác định yếu tố tiên lượng ảnh hưởng kết quả điều trị, song chưa có sự đồng thuận, trong đó nhiễm viêm gan virus là 1 yếu tố còn gây tranh cãi. Nghiên cứu này được thực hiện để đánh giá ảnh hưởng của tình trạng viêm gan virus đến kết quả điều trị sorafenib. Đây là nghiên cứu mô tả hồi cứu, tiến cứu trên 110 bệnh nhân ung thư biểu mô tế bào gan điều trị tại bệnh viện K và bệnh viện đại học y Hà nội từ 1-2010 đến 31-11-2018. Kết quả cho thấy tỷ lệ viêm gan virus B (VGB) 75,5%, viêm gan virus C (VGC) 3,6%, đồng nhiễm viêm gan virus B và C 0,9%, không viêm gan virus 20%.Tỷ lệ kiểm soát bệnh ở nhóm VGB, VGC, đồng nhiễm VGB+VGC tương ứng là 55,4%, 50,0%, 100%, 72,7%. Thời gian sống bệnh không tiến triển (PFS) trung vị ở nhóm VGB, VGC, đồng nhiễm VGB+VGC, không viêm gan tương ứng là 4,4 tháng, 2,1 tháng, 5,1 tháng, 6,7 tháng (p>0,05). Thời gian sống toàn bộ (OS) trung vị ở nhóm VGB, VGC, đồng nhiễm VGB+VGC, không viêm gan tương ứng là 5,9 tháng, 2,5 tháng, 17,1 tháng, 13,1 tháng (p>0,05). Trong phân tích đa biến, VGB là yếu tố tiên lượng độc lập đến kết quả điều trị OS, VGB làm tăng gấp 2,5 lần nguy cơ tử vong so với không nhiễm virus VGB (HR= 2,542, 95% CI: 1,327-4,870).

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Cheng A L, Kang Y K, Chen Z , et al (2009). Efficacy and safety of sorafenib in patients in the Asia-Pacific region with advanced hepatocellular carcinoma: a phase III randomised, double-blind, placebo-controlled trial. Lancet Oncol, 10(1), 25–34.
2. Llovet J.M, Ricci S, Mazzaferro V, et al (2008). Sorafenib in Advanced Hepatocellular Carcinoma. New England Journal of Medicine, 359(4), 378–390.
3. Bruix J, Cheng AL, Meinhardt G et al (2017). Prognostic factors and predictors of sorafenib benefit in patients with hepatocellular carcinoma: Analysis of two phase III studies. J Hepatol, 67(5), 999-1008.
4. Bray F, Ferlay J, Soerjomataram I, et al (2018). Global cancer statistics 2018: GLOBOCAN estimates of incidence and mortality worldwide for 36 cancers in 185 countries. CA Cancer J Clin, 68(6), 394–424.
5. Bộ Y tế Việt Nam (2012). Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị ung thư tế bào gan nguyên phát. Quyết định số 5250/QĐ-BYT.
6. Pressiani T, Boni C, Rimassa L et al (2013). Sorafenib in patients with Child-Pugh class A and B advanced hepatocellular carcinoma: aprospective feasibility analysis. Ann Oncol, 24(2), 406–411.
7. Nakano M, Tanaka M, Kuromatsu R et al (2015). Sorafenib for the treatment of advanced hepatocellular carcinoma with extrahepatic metastasis: a prospective multicenter cohort study. Cancer Med, 4(12), 1836–1843.
8. Di Costanzo GG, Sacco R, de Stefano G et al (2015). Safety and efficacyof sorafenib in STELLA study, a multicenter, observational, phase IV study in Italian centers [abstract no. L17]. Ann Oncol, 26(6).