ĐẶC ĐIỂM TỔN THƯƠNG THẬN CẤP Ở BỆNH NHÂN ĐIỀU TRỊ TẠI KHOA HỒI SỨC TÍCH CỰC BỆNH VIỆN NHÂN DÂN 115

Nguyễn Lê Hồng Phát 1,, Vũ Đình Thắng 2
1 Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch
2 Bệnh viện Nhân dân 115

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Mô tả đặc điểm lâm sàng, tỷ lệ mắc, giai đoạn và kết cục tổn thương thận cấp trên bệnh nhân điều trị tại khoa hồi sức tích cực chống độc Bệnh viện Nhân dân 115. Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 150 BN nhập khoa hồi sức tích cực trong thời gian từ tháng 01/2020 tới tháng 06/2020. Kết quả: Tỷ lệ tổn thương thận cấp tại khoa hồi sức là 53,33%. Trong đó, tổn thương thận cấp giai đoạn 3 chiếm tỷ lệ cao nhất: 40%. Nhóm bệnh nhân tổn thương thận cấp có tuổi trung vị là 66, điểm APACHE II và SOFA trung vị trong 24 giờ đầu nhập khoa lần lượt là 25 và 7, có tỷ lệ nhiễm khuẩn huyết là 68,75% và tỷ lệ sử dụng thuốc vận mạch là 85%. Tỷ lệ tử vong ở nhóm bệnh nhân có tổn thương thận cấp là 65% cao hơn có ý nghĩa thống kê (p< 0,001) so với nhóm không tổn thương thận cấp: 28,57%. Tỷ lệ điều trị thay thế thận ở bệnh nhân tổn thương thận cấp là 40%, trong đó hầu hết bệnh nhân được điều trị theo phương thức lọc máu liên tục, chiếm tỷ lệ 90,6%. Kết luận: Tổn thương thận cấp thường gặp ở khoa hồi sức, bệnh nhân tổn thương thận cấp có tình trạng bệnh nặng, và tử vong cao.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Nguyễn Trường Sơn (2016), Khảo sát tình hình tổn thương thận cấp ở bệnh nhân điều trị tại khoa hồi sức tích cực Bệnh viện Chợ Rẫy, Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh.
2. Phan Thị Xuân (2015), "Tỷ lệ tổn thương thận cấp và các yếu tố nguy cơ tổn thương thận cấp ở bênh nhân hồi sức sử dụng colistin đường tĩnh mạch", Tạp chí Y học Thành phố Hồ Chí Minh. 16, tr. 25-29.
3. De Mendonça A., Vincent J., Suter P., et al (2000), "Acute renal failure in the ICU: risk factors and outcome evaluated by the SOFA score", Intensive Care Med. 26(7), pp. 915-921.
4. Hoste E.A., Bagshaw S.M., Bellomo R., et al (2015), "Epidemiology of acute kidney injury in critically ill patients: the multinational AKI-EPI study", Intensive Care Med. 41(8), pp. 1411-1423.
5. Kellum J.A., Lameire N., Aspelin P., et al (2012), "Kidney disease: improving global outcomes (KDIGO) acute kidney injury work group. KDIGO clinical practice guideline for acute kidney injury", Kidney International Supplements. 2(1), pp. 1-138.
6. Linder A., Fjell C., Levin A., et al (2014), "Small acute increases in serum creatinine are associated with decreased long-term survival in the critically ill", Am J Respir Crit Care Med. 189(9), pp. 1075-1081.
7. Nisula S., Kaukonen K.M., Vaara S.T., et al (2013), "Incidence, risk factors and 90-day mortality of patients with acute kidney injury in Finnish intensive care units: the FINNAKI study", Intensive Care Med. 39(3), pp. 420-428.
8. Srisawat N., Kulvichit W., Mahamitra N., et al (2019), "The epidemiology and characteristics of acute kidney injury in the Southeast Asia intensive care unit: a prospective multicentre study", Nephrol Dial Transplant. 35(10), pp. 1729-1738.