GIÁ TRỊ CỦA SINH THIẾT KIM DƯỚI HƯỚNG DẪN CỦA CẮT LỚP VI TÍNH TRONG CHẨN ĐOÁN U SAU PHÚC MẠC TẠI BỆNH VIỆN K

Vũ Thúy Hằng 1,
1 Bệnh viện K

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Nghiên cứu này nhằm đánh giá giá trị của kỹ thuật sinh thiết kim dưới hướng dẫn cắt lớp vi tính trong chẩn đoán u sau phúc mạc tại bệnh viện K. Đối tượng và phương pháp: 37 bệnh nhân được chẩn đoán có khối u sau phúc mạc dựa vào lâm sàng, siêu âm và cắt lớp vi tính, được tiến hành sinh thiết dưới hướng dẫn của cắt lớp vi tính bằng kim cắt lõi bán tự động kích thước 16G hoặc 18G trước phẫu thuật tại Trung tâm chẩn đoán hình ảnh bệnh viện K. Tất cả các bệnh nhân đều có kết quả giải phẫu mô bệnh học sau sinh thiết và sau phẫu thuật trong khoảng thời gian từ tháng 10 năm 2021 đến tháng 10 năm 2022. Thiết kế nghiên cứu mô tả cắt ngang, tiến cứu. Kết quả: 100% các bệnh nhân đều lấy được mẫu bệnh phẩm để chẩn đoán mô bệnh học, trong đó có 29 trường hợp có kết quả mô bệnh học sau sinh thiết ác tính và 8 trường hợp có kết quả mô bệnh học sau sinh thiết là lành tính. Có 3 trường hợp xảy ra biến chứng chảy máu nhỏ không triệu chứng, 1 trường hợp có biến chứng đau cần dùng giảm đau, không có trường hợp nào có biến chứng chảy máu có triệu chứng, không có trường hợp nào nhiễm trùng, không có trường hợp nào có biến chứng cấy ghép u trên đường sinh thiết với thời gian theo dõi 03 tháng. Độ nhạy, độ đặc hiệu, giá trị chẩn đoán dương tính, giá trị chẩn đoán âm tính, độ chính xác của phương pháp sinh thiết u sau phúc mạc dưới hướng dẫn của cắt lớp vi tính lần lượt là 93,1%, 100%, 100%, 80%, 94,6%. Kết luận: Sinh thiết u sau phúc mạc dưới hướng dẫn của cắt lớp vi tính là phương pháp an toàn và hiệu quả cao trong đánh giá bản chất khối u sau phúc mạc.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Nishino M, Hayakawa K, Minami M, Yamamoto A, Ueda H, Takasu K. Primary Retroperitoneal Neoplasms: CT and MR Imaging Findings with Anatomic and Pathologic Diagnostic Clues. RadioGraphics. 2003;23(1):45-57. doi:10.1148/rg.231025037
2. Ahrar K, Gupta S, eds. Percutaneous Image-Guided Biopsy. Springer New York; 2014. doi:10.1007/978-1-4614-8217-8
3. Veltri A, Bargellini I, Giorgi L, Almeida PAMS, Akhan O. CIRSE Guidelines on Percutaneous Needle Biopsy (PNB). Cardiovasc Intervent Radiol. 2017;40(10):1501-1513. doi:10.1007/s00270-017-1658-5
4. An JY, Heo JS, Noh JH, et al. Primary malignant retroperitoneal tumors: Analysis of a single institutional experience. Eur J Surg Oncol EJSO. 2007;33(3):376-382. doi:10.1016/ j.ejso.2006.10.019
5. Tomozawa Y, Inaba Y, Yamaura H, et al. Clinical Value of CT-Guided Needle Biopsy for Retroperitoneal Lesions. Korean J Radiol. 2011;12(3):351. doi:10.3348/kjr.2011.12.3.351
6. El-Badrawy A, Tawfik A, Abdelfattah S, et al. Contrast-Enhanced CT-Guided Core Biopsy of Retroperitoneal Masses. Open J Radiol. 2014;04 (01):130-135. doi:10.4236/ojrad.2014.41017
7. Wilkinson MJ, Martin JL, Khan AA, Hayes AJ, Thomas JM, Strauss DC. Percutaneous Core Needle Biopsy in Retroperitoneal Sarcomas Does Not Influence Local Recurrence or Overall Survival. Ann Surg Oncol. 2015;22(3):853-858. doi:10.1245/s10434-014-4059-x
8. Berger-Richardson D, Burtenshaw SM, Ibrahim AM, et al. Early and Late Complications of Percutaneous Core Needle Biopsy of Retroperitoneal Tumors at Two Tertiary Sarcoma Centers. Ann Surg Oncol. 2019;26(13):4692-4698. doi:10.1245/s10434-019-07656-6