ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG VÀ CẬN LÂM SÀNG CỦA BỆNH VIÊM THẬN BỂ THẬN SINH KHÍ TẠI BỆNH VIỆN CHỢ RẪY

Vũ Đức Huy1,, Ngô Xuân Thái 1,2, Thái Minh Sâm 1,2, Nguyễn Thành Tuân 2
1 Bệnh viện Chợ Rẫy, TP. Hồ Chí Minh
2 Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mở đầu và mục tiêu: Viêm thận bể thận sinh khí (VTBTSK) là tình trạng nhiễm khuẩn cấp tính nặng, hoại tử nhu mô thận và mô quanh thận, đặc trưng bởi việc tạo ra khí trong nhu mô thận, hệ thống thu thập, mô quanh thận. Khí các-bon dioxide được tạo ra bởi quá trình vi khuẩn lên men đường. Triệu chứng ban đầu tương đối mơ hồ, nhưng thường có sự suy giảm đột ngột tổng trạng, cần phải chẩn đoán sớm và điều trị tích cực kịp thời. Nghiên cứu này mô tả đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng của bệnh VTBTSK tại bệnh viện Chợ Rẫy. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu hồi cứu mô tả hàng loạt trường hợp VTBTSK tại bệnh viện Chợ Rẫy từ tháng 1 năm 2011 đến hết tháng 12 năm 2019. Kết quả: Trong 176 bệnh nhân VTBTSK nhập viện tại bệnh viện Chợ Rẫy có 81,2% là giới nữ, với tuổi trung vị là 59 (51-67,5). Tỉ lệ bệnh nhân có có đái tháo đường và bế tắc đường tiết niệu lần lượt là 72,2% và 62%. Triệu chứng lâm sàng thường gặp nhất là đau hông lưng và sốt với tỉ lệ lần lượt là 94,3% và 86,9%. Tại thời điểm nhập viện, có 40,3% bệnh nhân có tổn thương thận cấp, 38,6% có nhiễm khuẩn huyết, 23,3% có choáng nhiễm khuẩn và 19,9% có rối loạn tri giác. Giảm tiểu cầu được ghi nhận ở 29,5% trường hợp. Dấu hiệu VTBTSK phát hiện trên siêu âm và KUB lần lượt là 22,8% và 13,7%. VTBTSK nhóm 3  và nhóm 4 theo Huang và Tseng có 102 TH (57,9%). Trong đó, tổn thương thận trái và thận phải tương đương nhau, lần lượt chiếm 45,4% và 50,6%. Tổn thương cả hai bên gặp trong 7 TH (4%). Kết luận: VTBTSK là bệnh lý nhiễm khuẩn cấp tính rất  nặng của thận cần phải  được chẩn đoán sớm và điều trị tích cực kịp thời. CT scan bụng  là tiêu chuẩn vàng trong chẩn đoán. Điều trị VTBTSK phụ thuộc vào bệnh lí đi kèm và phân loại trên CT scan, cần phối hợp nội khoa và ngoại khoa.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Ngô Xuân Thái, Vũ Đức Huy, Hoàng Khắc Chuẩn, Thái Kinh Luân. Báo cáo 22 trường hợp nhiễm trùng đường tiết niệu nặng: Viêm thận bể thận sinh khí tại bệnh viện Chợ Rẫy. Y học TP Hồ Chí Minh. 2014;18(4):7.
2. Aboumarzouk O. M., Hughes O., Narahari K., Coulthard R., Kynaston H., Chlosta P., et al. (2014) "Emphysematous pyelonephritis: Time for a management plan with an evidence-based approach". Arab Journal of Urology, 12 (2), 106-115.
3. Huang JJ, Tseng CC. Emphysematous pyelonephritis: clinicoradiological classification, management, prognosis, and pathogenesis. Arch Intern Med. 2000;160(6):797-805. doi:10.1001/ archinte.160.6.797
4. Michaeli J, Mogle P, Perlberg S, Heiman S, Caine M. Emphysematous pyelonephritis. J Urol. 1984;131(2):203-8. doi:10.1016/s0022-5347(17) 50309-2
5. Muñoz-Lumbreras E. G., Michel-Ramírez J. M., Gaytán-Murguía M., Gil-García J. F., Morales-Ordáz O., Lujano-Pedraza H., et al. (2019) "Emphysematous pyelonephritis: A review of its pathophysiology and management". Revista Mexicana de Urología, 79 (3), 1-12.
6. Pontin A. R., Barnes R. D. (2009) "Current management of emphysematous pyelonephritis". Nat Rev Urol, 6 (5), 272-279.
7. Schainuck LI, Fouty R, Cutler RE. Emphysematous pyelonephritis. A new case and review of previous observations. Am J Med. Jan 1968;44(1):134-9. doi:10.1016/0002-9343(68)90245-3
8. Shokeir AA, El-Azab M, Mohsen T, El-Diasty T. Emphysematous pyelonephritis: a 15-year experience with 20 cases. Urology. Mar 1997;49(3):343-6. doi:10.1016/s0090-4295 (96)00501-8
9. Somani B. K., Nabi G., Thorpe P., Hussey J., Cook J., N'Dow J. (2008) "Is percutaneous drainage the new gold standard in the management of emphysematous pyelonephritis? Evidence from a systematic review". J Urol, 179 (5), 1844-1849.