GIÁ TRỊ CỦA CỘNG HƯỞNG TỪ KHUẾCH TÁN VÀ ĐỘNG HỌC BẮT THUỐC TRONG CHẨN ĐOÁN U BIỂU MÔ TUYẾN ỨC

Võ Tấn Đức1,2,, Nguyễn Hoàng Nam 2, Trần Thị Mai Thùy 1,2
1 Đại học Y Dược Tp Hồ Chí Minh
2 Bệnh viện Đại học Y Dược Tp Hồ Chí Minh

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mở đầu: U biểu mô tuyến ức (UBMTƯ) là nguyên nhân thường gặp nhất của tổn thương choán chỗ ngăn trước mạch máu ở người trưởng thành. Cộng hưởng từ khuếch tán (DW-MRI) cung cấp thông tin về mật độ tế bào và sự toàn vẹn màng tế bào. Cộng hưởng từ động học bắt thuốc (DCE-MRI) giúp đánh giá sự tưới máu của khối u. Nghiên cứu này được thực hiện nhằm mô tả đặc điểm trên DW-MRI và DCE-MRI của UBMTƯ. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu hồi cứu hình ảnh cộng hưởng từ (CHT) của 56 người bệnh UBMTƯ, gồm 19 u tuyến ức nguy cơ thấp (LRT), 21 u tuyến ức nguy cơ cao (HRT) và 16 u không phải u tuyến ức (NT), được khảo sát CHT vùng ngực từ tháng 09 năm 2018 đến tháng 07 năm 2022. Kết luận giải phẫu bệnh có được thông qua bệnh phẩm phẫu thuật hay sinh thiết xuyên thành ngực. Khảo sát hệ số khuếch tán biểu kiến (ADC), dạng đường cong tín hiệu-thời gian (TIC) và thời gian đỉnh bắt thuốc (TTP). Kết quả: Giá trị ADC giảm dần theo độ ác tính tăng dần. Giá trị ADC cao nhất ở LRT (trung vị: 1,04 x 10-3 mm2/giây), thấp hơn ở HRT (trung vị: 0,93 x 10-3 mm2/giây), và thấp nhất ở NT (trung vị: 0,69 x 10-3 mm2/giây). U tuyến ức đạt đỉnh bắt thuốc sớm hơn các u không phải u tuyến ức, TTP trung vị lần lượt là 105 và 180 giây. LRT (TTP trung vị: 60 giây) đạt đỉnh bắt thuốc sớm hơn so với HRT (TTP trung vị: 120 giây). TIC dạng thải thuốc ưu thế ở nhóm LRT (71,4%); trong nhóm HRT và nhóm NT, dạng TIC ưu thế là dạng bình nguyên (lần lượt chiếm 52,6% và 56,2%). Kết luận: Chuỗi xung khuếch tán và kỹ thuật động học bắt thuốc là các phương tiện CHT nâng cao có giá trị trong đặc điểm hóa UBMTƯ.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Yabuuchi H, Matsuo Y, Abe K, Baba S, et al. Anterior mediastinal solid tumours in adults: characterisation using dynamic contrast-enhanced MRI, diffusion-weighted MRI, and FDG-PET/CT. Clinical radiology. 2015;70(11):1289-1298.
2. Shen J, Zhang W, Zhu J-J, Xue L, et al. Multiparametric Magnetic Resonance Imaging for Assessing Thymic Epithelial Tumors: Correlation With Pathological Subtypes and Clinical Stages. Journal of Magnetic Resonance Imaging. 2022; n/a(n/a)doi:https://doi.org/10.1002/jmri.28198
3. Đoàn Thái Duy. Đặc điểm hình ảnh cộng hưởng từ của u sợi và u vỏ-sợi buồng trứng 2018.
4. Yabuuchi H, Matsuo Y, Kamitani T, Setoguchi T, et al. Parotid gland tumors: can addition of diffusion-weighted MR imaging to dynamic contrast-enhanced MR imaging improve diagnostic accuracy in characterization? Radiology. 2008;249(3):909-916.
5. Priola AM, Priola SM, Giraudo MT, Gned D, et al. Diffusion-weighted magnetic resonance imaging of thymoma: ability of the Apparent Diffusion Coefficient in predicting the World Health Organization (WHO) classification and the Masaoka-Koga staging system and its prognostic significance on disease-free survival. European radiology. 2016;26(7):2126-2138.
6. Nguyễn Đức Duy. Đặc điểm mô bệnh học và mối tương quan với đặc điểm CT Scan trên mẫu phẫu thuật u tuyến ức. 2019.
7. Kickingereder P, Wiestler B, Sahm F, Heiland S, et al. Primary Central Nervous System Lymphoma and Atypical Glioblastoma: Multiparametric Differentiation by Using Diffusion, Perfusion-, and Susceptibility-weighted MR Imaging. Radiology. 2014;272(3):843-850. doi: 10.1148/ radiol.14132740
8. Sakai S, Murayama S, Soeda H, Matsuo Y, et al. Differential diagnosis between thymoma and non‐thymoma by dynamic MR imaging. Acta radiologica. 2002;43(3):262-268.
9. Lin CY, Yen YT, Huang LT, Chen TY, et al. An MRI-Based Clinical-Perfusion Model Predicts Pathological Subtypes of Prevascular Mediastinal Tumors. Diagnostics (Basel). Apr 2 2022; 12(4)doi:10.3390/diagnostics12040889
10. Yabuuchi H, Fukuya T, Tajima T, Hachitanda Y, et al. Salivary Gland Tumors: Diagnostic Value of Gadolinium-enhanced Dynamic MR Imaging with Histopathologic Correlation. Radiology. 2003;226(2):345-354. doi:10.1148/radiol.2262011486
11. Li X, Hu JL, Zhu LM, Sun XH, et al. The clinical value of dynamic contrast-enhanced MRI in differential diagnosis of malignant and benign ovarian lesions. Tumour Biol. Jul 2015; 36(7): 5515-22. doi:10.1007/s13277-015-3219-3