NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CÁC YẾU TỐ NGUY CƠ Ở BỆNH NHÂN ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TÝP 2 CÓ RỐI LOẠN LIPID MÁU ĐƯỢC CHẨN ĐOÁN LẦN ĐẦU

Đỗ Đình Tùng 1,, Tạ Văn Bình 2, cs
1 Bệnh viện Đa Khoa Xanh Pôn
2 Đại học Y Hà Nội

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Nghiên cứu nhằm tìm câu trả lời về tình trạng kháng insulin ở các đối tượng đái tháo đường týp 2 có rối loạn lipid máu tại Việt Nam để đề ra cách kiểm soát, điều trị bệnh tốt hơn. Đề tài tiến hành lựa chọn 163 bệnh nhân đái tháo đường týp 2 được chẩn đoán lần đầu trong đó có 95 (58%) bệnh nhân có rối loạn lipid máu, nhóm chứng gồm 53 người bình thường. Thu thập số liệu thông qua khám lâm sàng, xét nghiệm lipid máu, insulin, C-peptid. Kết quả cho thấy: tuổi trung bình của người đái tháo đường được chẩn đoán lần đầu là 53,8±12,2 (nữ là 53,0±13,6, nam là 54,6±10,7); ngay thời điểm phát hiện đã có 58% rối loạn lipid máu. Nhóm đái tháo đường không RLLM có chỉ số insulin, C-peptid, TC, TG, LDL-C thấp hơn nhóm ĐTĐ có RLLM. Như vậy, ở các đối tượng đái tháo đường có rối loạn lipid máu có hiện tượng kháng insulin do vậy cần phải xem xét đến đặc điểm này trong quá trình điều trị.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Tạ Văn Bình (2004), Bệnh béo phì. Nhà xuất bản Y học.
2. Tạ Văn Bình (2006), Bệnh đái tháo đường- Tăng glucose máu. Nhà xuất bản Y học.
3. Lưu Cảnh Toàn (2006), Nghiên cứu tình trạng kháng insulin và chức năng tế bào β ở bệnh nhân ĐTĐ týp 2 có tăng huyết áp. Luận văn thạc sỹ y học - Học viện Quân y.
4. American Diabetes Association (1997), Report of the expert committee on the diagnosis and classification of Diabetes Mellitus. Diabetes care, p.1184-1195.
5. Foster Daniel W. (1991), Harrison’s principle of internal medicine. International edition V2, 1991, p.1739-1757.
6. John K. Davidson, Clinical Diabetes Mellitus. Third Edition. A problem oriented opproach, p.354-355.
7. Matthews (2001), Insulin resistance and beta-cell function – a clinical perspective, Diabetes. Obesity and Metabolism. 3 (Suppl. 1): S28-S33.
8. Zierath J.R., Handberg A., Tally M., Wallberg- Henriksson H. (1996), C-peptid stimulates glucose transport in isolated skeletal muscle independent of insulin receptor and tyrosin kinase activation. Diabetologia, 39:306-313.
9. Zimmet P. (2001), Epidemiology, Evidence for prevention typ2 diabetes. The epidemiology of diabetes mellitus, p.41.