ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ VỠ EO TỤY

Thái Nguyên Hưng 1,
1 Bệnh viện K Trung ương

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu nghiên cứu: 1.Mô tả đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng của vỡ eo tụy. 2.Đánh giá  kết quả chẩn đoán và điều trị vỡ eo tụy. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu (NC): + Nghiên cứu mô tả hồi cứu. + Tất cả những bệnh nhân (BN),không phân biệt tuổi,giới,được chẩn đoán vỡ eo tụy, được phẫu thuật và/hoặc điều trị tai BV Việt đức. + Thời gian: Từ năm 2012 đến năm 2017. Kết quả nghiên cứu: Có 24 bệnh nhân vỡ eo tụy được đưa vào  NC bao gồm: 23 nam (95,8%), nữ 1 (4,2%), tuổi trung bình 30,2 ( từ 8 - 68), nguyên nhân vỡ eo tụy do tai nạn giao thông 16 BN (66,7%), tại nạn lao động 1 BN (4,1%), tai nạn sinh hoạt 7 BN (29,2%). Khám lâm sàng: 100% các bệnh nhân đều đau bụng, đau thượng vị 62,5%, đau dưới sườn trái 33,3%, đau dưới sườn phải 16,7%, đau hố chậu phải 4,1%, đau khắp bụng 33,3%, bụng chướng 83,3%. Xét nghiệm bạch cầu (BC) > 10.000/mm3 79,2%. Có 95,8% amylase máu tăng. Siêu âm phát hiện vỡ tụy 9/24  BN  (37,5%), chụp cắt lớp vi tính (CLVT) phát hiện vỡ tụy 100% trong đó vỡ eo tụy đơn thuần là 70,8% còn lại là vỡ eo tụy phối hợp với vỡ thân, đuôi tụy. Mổ cấp cứu 66,7%, mổ phiên 12,5%, điều trị nội 20,8%. Mổ  khâu diện vỡ đầu tụy nối thân, đuôi tụy ruột 57,9%, cắt eo thân đuôi tụy 15,8%, nối nang giả tụy-dạ dày 15,8%, còn lại là khâu cầm máu, làm sạch, dẫn lưu (2 bệnh nhân). Kết quả 84,2% hậu phẫu bình thường, ra viện, 1 BN  apxe tồn dư chọc hút dưới siêu âm, 1 BN  rò tụy (tiến triển thành nang tụy) mổ lại nối nang tụy dạ dày, 1 BN  rò tụy giảm dần. Kết luận: - Vỡ eo tụy thường xảy ra do vật cứng tác động mạnh vào vùng thượng vị: Tai nạn sinh hoạt (đá bóng bị gối đập vào, thợ mộc - gỗ đập vào khi bào), do bạo lực (bị đánh) hoặc tai nạn giao thông (ghi đông xe đạp, xe máy...). - Nam giới trẻ tuổi chiếm tỷ lệ vỡ eo tụy cao: 23/24 trường hợp (95,8%), tuổi TB: 30,2, nhỏ nhất là 8 tuổi, lớn nhất là 68 tuổi. - Biểu hiện lâm sàng thường kín đáo: BN thường có mạch. HA ổn định, không sốt, đau bụng thượng vị 15/24 BN (62,5%), đau DST 8/24 BN  (33,3%), đau khắp bụng 8/24  BN (33,3%), bụng chướng 20/24 BN (83,3%), cảm ứng phúc mạc: 8/24 BN (33,3%), Phản ứng thành bụng: 10/24 BN (41,7%). - Số lượng BC tăng >10.000/mm3  19/24 BN  (79,2%), Amylase máu tăng: 23/24 BN (95,8%). - Các phương pháp chẩn đoán hình ảnh: + Siêu âm: Dịch ổ bụng: 21/24 BN (87,5%), Dịch HCMN: 11/24 BN (45,8%), đường vỡ tụy: 9/24 BN (37,5%). + Chụp CLVT: Dịch ổ bụng 23/24 BN (95,8%), dịch HCMN 23/24 BN (95,8%), đường vỡ eo tụy: 24/24 (100,0%). + Tổn thương qua chụp CLVT: Vỡ eo tụy đơn thuần: 17/24 BN (70,5%), vỡ eo tụy phối hợp với vỡ thân-đuôi tụy: 7/24 BN (29,5%). - Các phương pháp xử trí: + Mổ cấp cứu: 16/24 BN (66,7%). + Mổ phiên: 3/24 BN (12,5%). + Điều tri nội: 5/24 BN (20,8%). + Các phương pháp mổ: Mổ khâu diện vỡ đầu tụy, nối thân-đuôi tụy-ruột cho kết quả tốt 11/19 BN (57,9%), hoặc cắt eo thân, đuôi tụy nếu tổn thương đụng dập, phần thân, đuôi tụy còn lại ngắn (< 6 cm): 3/19 BN (15,8%). Mổ làm sạch, dẫn lưu sẽ gây rò tụy kéo dài. + Điều trị nội khoa: Một số trường hợp tổn thương eo tụy có thể theo dõi và điều trị nội khoa: 5/24 BN (20,8%).

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Patton JH et al. Pancreatic trauma: A simplified management guideline. J Trauma 1997; 43: 243-41.
2. Northup WF, Simmons RL. Pancreatic trauma: A review. Surgery 1972;71: 27-43.
3. Jurkovich GJ, Carrico CJ: Pancreatic trauma. Surg Clin North Am 1990; 70: 575-93.
4. Heitsch RC. Delineation of critical factors in the treatment of pancreatic injuries. Surgery 1976; 80: 539-9.
5. Karl HW. Mortality and morbidity of pancreatic injury. Am J Surgery 1977;134: 549-54.
6. Bracey DW. Complete rupture of pancreas. Br J Surg 1961; 48: 575.
7. Jordan GL. Traumatic transection of the pancreas. South Med J, 1968; 62: 90-3.
8. Chambon JP. La tomodensitometrie de l'abdomen dans 8 cas de traumatisme pancreatique. Ann Chir 1990; 44: 575-80.
9. Campell J. The management of pancreatic and pancreaticoduodenal injuries. Br J Surg 1980; 87: 845-.
10. Nirula.R, Velmahos GC. Magnetic resonance cholangiopanreatography in pancreatic trauma: A new diagnostic modality? J trauma 1999; 47: 585-7.
11. Wind P, Tiret E. Contribution of endoscopic retrograde pancreatography in management of complications following distal pancreatic trauma. Ann Surg 1999; 65: 777-83.
12. Takehara Y. Can MRCP replace ERCP? J magn reson imaging 1998;8:517-34.