MÔ TẢ ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, HÌNH ẢNH HỌC BỆNH NHÂN XUẤT HUYẾT NÃO-NÃO THẤT CẤP TẠI KHOA CẤP CỨU BỆNH VIỆN BẠCH MAI

Nguyễn Anh Tuấn 1,, Nguyễn Thị Vân 2
1 Bệnh Viện Bạch Mai
2 Bệnh viện Thanh Nhàn

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Chảy máu não-não thất là một thể lâm sàng của đột quỵ não, có tỷ lệ tử vong cao hoặc để lại di chứng nặng nề cho người bệnh. Trước một bệnh nhân chảy máu não thất, việc tiên lượng chính xác đóng một vai trò vô cùng quan trọng đối với người thầy thuốc. Những đặc điểm về lâm sàng và hình ảnh học giúp thầy thuốc tiên lượng đúng và có thái độ xử trí kịp thời, theo dõi sát, có phác đồ điều trị hợp lý. Chúng tôi tiến hành nghiên cứu mô tả tiến cứu về đặc điểm lâm sàng và hình ảnh học của các bệnh nhân xuất huyết não-não thất làm cơ sở cho việc tiên lượng các biến chứng, trong đó phổ biến nhất là giãn não thất cấp cần phải xử trí ngoại khoa. Kết quả nghiên cứu cho thấy tuổi trung bình là 60, nam giới chiếm đa số 66,7%. Triệu chứng khởi phát thường gặp nhất là hôn mê chiếm 82% (56,8% BN có GCS ≤ 8 điểm) sau đó là liệt nửa người 29,5%, đau đầu 10,4%, co giật xảy ra với tỷ lệ thấp 7,7% và chủ yếu ở các BN chảy máu não thất đơn thuần. Tỷ lệ BN co giật trong nhóm xuất huyết não thất đơn thuần cao nhất chiếm 35,3%. Tỷ lệ giãn não thất trong NC chúng tôi là 46.3%. Trong nhóm chảy máu não thất đơn thuần, nguyên nhân gặp nhiều nhất là do phình mạch não chiếm 47,1%, dị dạng mạch não chiếm 11,8%. Còn lại do tăng huyết áp 17,7%, chưa rõ nguyên nhân 23,4%. Kết luận: chảy máu não-não thất là một biến chứng nặng, cần phối hợp chặt chẽ giữa lâm sàng và chẩn đoán hình ảnh để theo dõi và phát hiện kịp thời các biến chứng.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Kamran Aghayev Filis Andreas K, Frank D Vrionis, Cerebrospinal fluid and hydrocephalus: physiology, diagnosis, and treatment. Cancer Control, 2017. Jan: p. 6+.
2. R. O. Carare, C. A. Hawkes, and R. O. Weller, Afferent and efferent immunological pathways of the brain. Anatomy, function and failure. Brain. Behav Immun, 2014. 36.
3. Đinh Văn Thắng. Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, hình ảnh học của chảy máu não tràn máu não thất tại Bệnh Viện Thanh Nhàn. Y học Việt Nam, 2016. 67(7). p 57-62.
4. Giray S, Sen O, Sarica FB, et al. Spontaneous primary intraventricular hemorrhage in adults: clinical data, etiology and outcome. Turk Neurosurg. 2009. 19(4):338-44.
5. J. D. Hughes, R. Puffer, and A. A. Rabinstein, Risk factors for hydrocephalus requiring external ventricular drainage in patients with intraventricular hemorrhage. J Neurosurg, 2015. 123(6): p. 1439-46.
6. Diringer MN, Edwards DF, Zazulia AR. Hydrocephalus: a previously unrecognized predictor of poor outcome from supratentorial intracerebral hemorrhage. Stroke. 1998 Jul; 29(7):1352-7.