HIỆU QUẢ CẢI THIỆN KHÔ MẮT Ở BỆNH NHÂN SỬ DỤNG OCUSOFT ĐIỀU TRỊ VIÊM BỜ MI DO DEMODEX

Trần Tất Thắng 1,, Lê Thị Thanh Thủy 1, Nguyễn Sa Huỳnh 1
1 Bệnh viện Mắt Nghệ An

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Đánh giá hiệu quả cải thiện khô mắt ở bệnh nhân sử dụng ocusoft điều trị viêm bờ mi do demodex. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Mô tả, tiến cứu trên 102 mắt của bệnh nhân khô mắt, xét nghiệm tìm thấy 1 Demodex trên nang lông mi được điều trị bằng Ocusoft tại Bệnh viện Mắt Nghệ An từ tháng 7 năm 2021 đến tháng 7 năm 2022. Kết quả: Sau 1 tháng điều trị, có tới 92,2% số bệnh nhân các triệu chứng cải thiện tốt, còn 7,8% số bệnh nhân đánh giá cải thiện ít triệu chứng, không có bệnh nhân nào đánh giá không cải thiện hoặc xấu hơn. Số lượng bệnh nhân chẩn đoán khô mắt có kết quả test Schimer I <10mm giảm dần qua các lần khám lại, số lượng bệnh nhân bình thường có kết quả >15mm tăng dần, sự khác biệt trước điều trị và sau điều trị 1 tháng là có ý nghĩa thống kê với p<0,05. Số lượng bệnh nhân khô mắt có thời gian test BUT dưới 10 giây giảm dần qua các lần khám lại, các bệnh nhân có thời gian BUT trên 10 giây tăng dần sau 2 tuần và 1 tháng. Sự khác biệt là có ý nghĩa thống kê với p<0,05. Điểm OSDI đánh giá tổn thương bề mặt nhãn cầu giảm dần qua các lần khám lại sau điều trị 2 tuần và 1 tháng sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p<0,05, tỉ lệ điểm OSDI cao giảm dần, tỉ lệ điểm OSDI thấp tăng dần, sự khác biệt là có ý nghĩa thống kê với p<0,05.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Fromstein S.R., Harthan J.S., Patel J., et al. (2018). Demodex blepharitis: clinical perspectives. Clin Optom (Auckl), 10, 57–63.
2. Adenis J.P., Brasseur G., Demailly P., et al. (1996). Comparative evaluation of efficacy and safety of ciprofloxacin and norfloxacin ophthalmic solutions. Eur J Ophthalmol, 6(3), 287–292.
3. Bhandari V., Reddy J.K. (2014). Blepharitis: always remember demodex. Middle East Afr J Ophthalmol, 21(4), 317–320.
4. Gao Y.-Y., Di Pascuale M.A., Li W., et al. (2005). High prevalence of Demodex in eyelashes with cylindrical dandruff. Invest Ophthalmol Vis Sci, 46(9), 3089–3094.
5. Bron A.J., Benjamin L., Snibson G.R. (1991). Meibomian gland disease. Classification and grading of lid changes. Eye (Lond), 5 (Pt 4), 395–411.
6. Liang L., Liu Y., Ding X., et al. (2018). Significant correlation between meibomian gland dysfunction and keratitis in young patients with Demodex brevis infestation. Br J Ophthalmol, 102(8), 1098–1102.
7. Craig J.P., Nelson J.D., Azar D.T., et al. (2017). TFOS DEWS II Report Executive Summary. Ocul Surf, 15(4), 802–812.
8. McCulley J.P., Sciallis G.F. (1977). Meibomian keratoconjunctivitis. Am J Ophthalmol, 84(6), 788–793.
9. English F.P. (1970). The role of the acarid Demodex folliculorum in ophthalmology. Trans Aust Coll Ophthalmol, 2, 89–92.