ĐÁNH GIÁ PHONG BẾ CẢM GIÁC SAU GÂY TÊ MẶT PHẲNG CƠ DỰNG SỐNG NGANG MỨC T7

Lưu Quang Thùy 1,, Nguyễn Trần Hoàng 1
1 Trung tâm Gây mê và Hồi sức ngoại khoa, Bệnh viện Việt Đức

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Đánh giá vùng phong bế cảm giác sau gây tê mặt phẳng cơ dựng sống ngang mức mỏm ngang T7 liều duy nhất hai bên. Đối tượng và phương pháp: 30 bệnh nhân phẫu thuật sỏi đường mật tại Bệnh viện Việt Đức từ tháng 1/2022 đến 9/2022. Tiến hành ESPB ngang mức mỏm ngang T7 liều duy nhất hai bên trước phẫu thuật và đánh giá lại phong bế cảm giác vùng ngực bụng trước bên và chi dưới sau gây tê 30 phút. Kết quả: 30 bệnh nhân tham gia nghiên cứu với thời gian thực hiện gây tê trung bình là 11,50±2,36 phút, khoảng cách từ da đến mặt phẳng cơ dựng sống được đo dưới hình ảnh siêu âm trung bình là 2,17±0,92 cm. Có 2 bệnh nhân phong bế thất bại. Số đốt da phong bế trung bình là 6,43 (2-10 đốt), với phần lớn bệnh nhân có giảm cảm giác đốt da T6 đến T9 và trên 50% bệnh nhân gây tê đạt phong bế từ đốt da T4 đến T10. Không có bệnh nhân nào gặp biến chứng trong nghiên cứu. Kết luận: Gây tê mặt phẳng cơ dựng sống ở mức ngang mỏm ngang T7 cho hiệu quả phong bế cảm giác tốt, tuy nhiên mức phong bế cảm giác khác biệt nhiều giữa các bệnh nhân.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Nguyễn Hồng Thủy, Nguyễn Quốc Anh, Nguyễn Quốc Kính, et al. (2017). Siêu âm đo khoảng cách từ da đến mỏng ngang - màng phổi và chiều dài thực tế kim Tuohy trong gây tê cạnh cột sống ngực. Y học Việt Nam, 450(2), 22–27.
2. Aponte A., Sala-Blanch X., Prats-Galino A., et al. (2019). Anatomical evaluation of the extent of spread in the erector spinae plane block: a cadaveric study. Can J Anesth Can Anesth, 66(8), 886–893.
3. Barrios A., Camelo J., Gomez J., et al. (2020). Evaluation of Sensory Mapping of Erector Spinae Plane Block. Pain Physician, 23(3), E289–E296.
4. Chin K.J., Adhikary S., Sarwani N., et al. (2017). The analgesic efficacy of pre-operative bilateral erector spinae plane (ESP) blocks in patients having ventral hernia repair. Anaesthesia, 72(4), 452–460.
5. Cui Y., Wang Y., Yang J., et al. (2022). The Effect of Single-Shot Erector Spinae Plane Block (ESPB) on Opioid Consumption for Various Surgeries: A Meta-Analysis of Randomized Controlled Trials. J Pain Res, 15, 683–699.
6. De Cassai A., Bonvicini D., Correale C., et al. (2019). Erector spinae plane block: a systematic qualitative review. Minerva Anestesiol, 85(3).
7. Forero M., Adhikary S.D., Lopez H., et al. (2016). The Erector Spinae Plane Block: A Novel Analgesic Technique in Thoracic Neuropathic Pain. Reg Anesth Pain Med, 41(5), 621–627.
8. Ivanusic J., Konishi Y., and Barrington M.J. (2018). A Cadaveric Study Investigating the Mechanism of Action of Erector Spinae Blockade. Reg Anesth Pain Med, 43(6), 567–571.