ĐẶC ĐIỂM CƠ THẮT THỰC QUẢN TRÊN Ở NHÓM BỆNH NHÂN CÓ TRIỆU CHỨNG TRÀO NGƯỢC HỌNG THANH QUẢN VÀ TRÀO NGƯỢC DẠ DÀY THỰC QUẢN ĐIỂN HÌNH
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Nghiên cứu mô tả hồi cứu đặc điểm của cơ thắt thực quản trên (UES) bằng kĩ thuật đo áp lực và nhu động thực quản độ phân giải cao (HRM) ở nhóm bệnh nhân có các triệu chứng nghi ngờ trào ngược họng – thanh quản (LPR) và trào ngược điển hình (GERD) tại Phòng khám Đa khoa Hoàng Long từ tháng 6/2020 đến 9/2020. Kết quả nghiên ghi nhận được tỉ lệ bệnh nhân nhóm LPR, nhómGERD điển hình và nhóm hỗn hợp lần lượt là 18,0%, 44,2% và 37,8%. Trung vị áp lực khi nghỉ và áp lực cặn của UES ở nhóm LPR lần lượt là 38,3mmHg và 14,3mmHg. Tỉ lệ bệnh nhân có giảm trương lực UES và bất thường áp lực cặn UES lần lượt là 35,9% và 64,1%. Không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về các giá trị đo UES, tỉ lệ bất thường trương lực và áp lực cặn của UES giữa ba nhóm. Co bóp không hiệu quả là rối loạn nhu động thực quản thường gặp nhất ở cả ba nhóm bệnh nhân được khảo sát.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Cơ thắt thực quản trên, trào ngược họng thanh quản, đo áp lực và nhuđộng thực quản độ phân giải cao
Tài liệu tham khảo
2. Shaker R, Babaei A, Naini SR. Prevention of esophagopharyngeal reflux by augmenting the upper esophageal sphincter pressure barrier. Laryngoscope. 2014;124(10):2268-2274.
3. Babaei A, Venu M, Naini SR, et al. Impaired upper esophageal sphincter reflexes in patients with supraesophageal reflux disease. Gastroenterology. 2015;149(6):1381-1391.
4. Gerhardt DC, Castell DO, Winship DH, Shuck TJ. Esophageal dysfunction in esophagopharyngeal regurgitation. Gastroenterology. 1980;78(5 Pt 1): 893-897.
5. Vardar R, Sweis R, Anggiansah A, Wong T, Fox MR. Upper esophageal sphincter and esophageal motility in patients with chronic cough and reflux: assessment by high-resolution manometry. Dis Esophagus. 2013;26(3):219-225.
6. Wang K, Duan LP, Ge Y, Xia ZW, Xu ZJ. A comparative study of 22-channel water-perfusion system and solid-state system with 36-sensors in esophageal manometery. BMC Gastroenterol. 2012;12:157.
7. Passaretti S, Mazzoleni G, Vailati C, Testoni PA. Oropharyngeal acid reflux and motility abnormalities of the proximal esophagus. World J Gastroenterol. 2016;22(40):8991-8998.
8. Perry KA, Enestvedt CK, Lorenzo CS, et al. The integrity of esophagogastric junction anatomy in patients with isolated laryngopharyngeal reflux symptoms. J Gastrointest Surg. 2008;12(11):1880-1887.
9. Tomonaga T, Awad ZT, Filipi CJ, et al. Symptom predictability of reflux-induced respiratory disease. Dig Dis Sci. 2002;47(1):9-14.