ĐỐI CHIẾU KÍCH THƯỚC LỖ THÔNG LIÊN NHĨ TRÊN SIÊU ÂM 2D/3D QUA THỰC QUẢN VỚI ĐƯỜNG KÍNH EO CỦA DỤNG CỤ BÍT LỖ THÔNG LIÊN NHĨ TRÊN THÔNG TIM
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mở đầu: Thông liên nhĩ là một bệnh tim bẩm sinh thường gặp ở Việt Nam. Trong đó, thông liên nhĩ (TLN) kiểu lỗ thứ hai hay TLN lỗ thứ phát hay gặp nhất. Đây cũng chính là nhóm thông liên nhĩ có thể bít lỗ thông bằng dụng cụ qua da. Việc đánh giá chính xác hình dạng, kích thước, vị trí lỗ thông và mối liên quan giải phẫu với các tổ chức xung quanh trên siêu âm tim đóng vai trò quan trọng trong việc lựa chọn dụng cụ bít thông liên nhĩ phù hợp. Mục tiêu: Đối chiếu kích thước lỗ thông liên nhĩ trên siêu âm 2D/3D qua thực quản với đường kính eo của dụng cụ bít lỗ thông liên nhĩ trên thông tim. Đối tượng và phương pháp: Trong thời gian từ tháng 9/2017 đến tháng 8/2018 có tổng số 58 bệnh nhân (BN) được đưa vào nghiên cứu. Trong đó, tất cả các BN đều được làm siêu âm 2D qua thành ngực, siêu âm tim 2D/3D qua thực quản: có 54 BN được bít lỗ TLN bằng dụng cụ, 4 BN phải phẫu thuật vì có gờ lỗ thông quá ngắn. Kết quả: Có 47 BN nữ (81%), 11 BN nam (19%). Tuổi thấp nhất là: 16 tuổi, tuổi cao nhất là: 68 tuổi. ĐK lỗ TLN trên SATQTN 2D là: 21,06±6,11mm, ĐK lỗ TLN được xác định trên SATQTQ 2D là: 22,09±5,18mm, ĐK lỗ TLN được xác định trên SATQTQ 2D là: 23,47±4,29 mm, ĐK trung bình của lỗ TLN trên thông tim khi bơm bóng (sizing) là: 31,52±5,68mm. Có sự thay đổi lớn giữa hai thì, đường kính lớn nhất trung bình trong giai đoạn nhĩ trương là 23,75±5,63mm, cuối nhĩ thu là 17,34±5,87mm. So sánh nhóm SATQTQ 2D, SATQTQ 3D và kích thước khi bơm bóng sizing dụng cụ bít TLN, nhận thấy độ chênh lệch trên siêu âm và Sizing dụng cụ ở nhóm làm SATQTQ 3D thấp hơn so với nhóm SATQTQ 2D, sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê (p< 0,05). Kết luận: Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy hình thái TLN lỗ thứ hai biến đổi theo chu chuyển tim, lớn nhất ở thì nhĩ trương, nhỏ nhất ở cuối thời kỳ nhĩ thu. Kích thước lỗ TLN trên SATQTQ 3D và kích thước lỗ thông khi đo bằng bóng (sizing balloon) khá tương ứng với nhau và ước lượng sizing dụng cụ bít TLN trên SATQTQ 3D có giá trị chênh lệch với sizing dụng cụ (1,43±2,28mm) thấp hơn so với SATQTQ 2D (3,76±2,48mm), hỗ trợ rất tốt cho các bác sỹ can thiệp lựa chọn dụng cụ bít TLN phù hợp.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Siêu âm tim qua thực quản 3D, thông liên nhĩ lỗ thứ hai, bít thông liên nhĩ
Tài liệu tham khảo
2. Nguyễn Lân Hiếu (2008). Nghiên cứu áp dụng bít lỗ thông liên nhĩ bằng dụng cụ Amplatzer. Luận án Tiến sỹ Y học. Trường Đại học Y Hà Nội.
3. Nguyễn Lân Hiếu and Phạm Gia Khải, Đánh giá kết quả phương pháp đóng lỗ thông liên nhĩ qua da bằng dụng cụ Amplatzer trên bệnh nhân Việt Nam. Tạp chí tim mạch học, 2005.
4. Nguyễn Thế May (2012). Đánh giá kết quả điều trị phẫu thuật vá lỗ thông liên nhĩ qua đường mở ngực bên phải tại Trung tâm tim mạch Bệnh viện E. Luận văn tốt nghiệp Thạc sĩ Y học. Trường Đại học Y Hà Nội.
5. Chen CY, Lee CH, Yang MW (2005). Usefulness of Transesophageal Echocardiography for Transcatheter Closure of Ostium Secundum Atrial Septum. Chang Gung Med J;28:837-45
6. Kaplan, S., Congenital heart disease in adolescents and adults. Natural and postoperative history across age. Cardiol clin, 1993. 11(4): p. 543- 56
7. ACC/AHA 2008, guidelines for the management of adults With congenital heart disease. 2008
8. Robert O, Mann DL, Zipes DP, et al (2012). Braunwald's Heart Disease – a text book of cardiovascular medicine. Elsivier Saunders,USA, 9th Edition, pp. 1426-1428
9. Fischer G, Kramer HH, Stieh J, et all (1999). Transcatheter closure of secundum atrial septal defects with the new self-centering Amplatzer Septal occluder.
10. Deng B, Chen K, Huang T, Wei Y, Liu Y, Yang L, Qiu Q, Zheng S, Lv H, Wang P, Nie R, Wang J. Assessment of atrial septal defect using 2D or real-time 3D transesophageal echocardiography and outcomes following transcatheter closure. Ann Transl Med. 2021 Aug;9(16):1309. doi: 10.21037/atm-21-3206. PMID: 34532446; PMCID: PMC8422086.