SO SÁNH THỰC HÀNH CHĂM SÓC VỆ SINH RĂNG MIỆNG Ở HỌC SINH 12 – 15 TUỔI GIỮA HAI TỈNH HẢI PHÒNG – BÌNH ĐỊNH

Hoàng Bảo Duy 1,, Dương Thị Nga 1, Trần Thanh Bình 1, Phạm Thu Hương 1, Phùng Lâm Tới 2, Ong Thế Duệ 2, Khúc Thị Hồng Hạnh 3
1 Đại học Y Hà Nội
2 Viện Chiến lược và Chính sách y tế, Bộ Y tế
3 Đại học Phenikaa

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Thực hành vệ sinh răng miệng của mỗi cá nhân thường bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố như trình độ giáo dục, kinh tế, phong tục tập quán. Mục tiêu của nghiên cứu là mô tả và so sánh thực trạng thực hành chăm sóc sức khỏe răng miệng tại 2 địa phương là Hải Phòng và Bình Định. Một nghiên cứu cắt ngang đã được tiến hành trên các học sinh từ 12-15 tuổi, trong đó 1588 học sinh ở Hải Phòng và 2081 học sinh ở Bình Định, sử dụng bộ câu hỏi đã được xây dựng sẵn để thu thập số liệu và phân tích số liệu bằng phần mềm Stata 15.0. Kết quả cho thấy tỷ lệ học sinh ở Hải Phòng thực hành chải răng đủ 2 lần/ngày là 86,02%, Bình Định là 73,94%, tỷ lệ này ở Bình định chỉ bằng 0,45 lần so với Hải Phòng (p<0,05). Đối với thực hành sử dụng chỉ nha khoa/nước súc miệng ta thấy Bình Định (30,22%) cao hơn hẳn và bằng 1,31 lần so với Hải Phòng (24,50%) (p<0,05). Tỷ lệ sử dụng kem đánh răng và đi khám nha khoa ở Bình Định cũng cao hơn Hải Phòng, tuy nhiên kết quả này không có ý nghĩa thống kê (p>0,05).

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Petersen PE. Global policy for improvement of oral health in the 21st century--implications to oral health research of World Health Assembly 2007, World Health Organization. Community Dent Oral Epidemiol. Feb 2009;37(1):1-8. doi: 10.1111/j.1600-0528.2008.00448.x
2. Nguyễn Thị Hồng Minh, Trịnh Đình Hải. Tình trạng sâu răng vĩnh viễn ở trẻ em Việt Nam năm 2019. Tạp chí Y học Việt Nam. 07/24 2021; 502doi:10.51298/vmj.v502i1.549
3. Bùi Thị Thu Hiền, Lê Long Nghĩa, Đinh Xuân Thành, Trần Văn Tiến. Kiến thức, thái độ, thực hành chăm sóc răng miệng của học sinh tại Trường Trung học cơ sở Bồng Sơn, huyện Hoài Nhơn, tỉnh Bình Định năm 2019. Tạp chí Y Dược Lâm Sàng 108. 7 Tháng Bảy 2020 [cited 12 Tháng Bảy 2022];15(7):114-22 2019;Tập 15 - Số 7/2020
4. Trần Thị Lan Anh, Vũ Mạnh Tuấn. Độ nhạy và Độ đặc hiệu của Chuẩn đoán sâu răng trên học sinh từ 12 đến 15 tuổi qua ảnh chụp bằng điện thoại Smartphone. Tạp chí Nghiên Cứu Y học. 2022;
5. Quyết định về việc ban hành chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều áp dụng cho giai đoạn 2016-2020 (Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng) (2015).
6. Petersen PE, Hoerup N, Poomviset N, Prommajan J, Watanapa A. Oral health status and oral health behaviour of urban and rural schoolchildren in Southern Thailand. International Dental Journal. 2001/04/01 2001;51(2):95-102. doi:https://doi.org/10.1002/j.1875-595X.2001.tb00829.x
7. Mehta A, Kaur G. Oral health-related knowledge, attitude, and practices among 12-year-old schoolchildren studying in rural areas of Panchkula, India. Original Research. Indian Journal of Dental Research. March 1, 2012 2012; 23(2):293-293. doi:10.4103/0970-9290.100446
8. Vadiakas G, Oulis CJ, Tsinidou K, Mamai-Homata E, Polychronopoulou A. Socio-behavioural factors influencing oral health of 12 and 15 year old Greek adolescents. A national pathfinder survey. Eur Arch Paediatr Dent. Jun 2011; 12(3):139-45. doi:10.1007/bf03262795