NGHIÊN CỨU YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN TỔN THƯƠNG VÕNG MẠC HOÀNG ĐIỂM TRÊN LÂM SÀNG VÀ ĐỘ DÀY VÕNG MẠC HOÀNG ĐIỂM TRÊN OCT Ở MẮT CẬN THỊ CAO

Thị Thu Hiền Nguyễn 1,, Thị Minh Châu Phạm 1
1 BV Mắt trung ương

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Tìm hiểu mối liên quan giữa tổn thương võng mạc hoàng điểm với chỉ số độ dày của vùng võng mạc hoàng điểm trên OCT ở mắt cận thị cao và tìm hiểu một số yếu tố nguy cơ. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 168 mắt của 88 bệnh nhân có mức độ cận thị ≤ -6,00D, tại khoa Khúc xạ – Bệnh viện Mắt Trung Ương. Kết quả: Tỷ lệ tổn thương võng mạc hoàng điểm 66,1%; trong đó đáy mắt hình khảm 60,7%; teo hắc võng mạc lan tỏa 4,2%; teo hắc võng mạc dạng mảng 1,2%. Độ dày võng mạc hoàng điểm trung bình là 244,93 ± 29,09 µm, mỏng nhất là 124 µm, dày nhất là 344 µm. Độ dày võng mạc vùng hoàng điểm trung tâm và vùng hoàng điểm trên các mắt có tổn thương mỏng hơn so với các mắt không có tổn thương đáy mắt, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p<0,05. Các yếu tố nguy cơ có liên quan đến tổn thương võng mạc hoàng điểm: mức độ cận thị càng cao, trục nhãn cầu càng dài, thời gian mắc cận thị càng nhiều, tuổi bệnh nhân càng cao thì nguy cơ tổn thương đáy mắt càng nhiều. Mặc dù có sự mỏng đi của chiều dày võng mạc vùng hoàng điểm trên các mắt cận thị cao nhưng nghiên cứu không phát hiện thấy mối liên quan giữa độ dày võng mạc vùng hoàng điểm trung bình và các yếu tố khác như tuổi, thời gian mắc cận thị, mức độ cận thị, chiều dài trục nhãn cầu. Kết luận: Chiều dày võng mạc hoàng điểm trên OCT mỏng hơn ở mắt có tổn thương võng mạc hoàng điểm so với mắt không có tổn thương. Mức độ cận thị, chiều dài trục nhãn cầu, tuổi và thời gian mắc cận thị là những yếu tố nguy cơ chính gây tổn thương võng mạc hoàng điểm.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Holden BA, Fricke TR, Wilson DA, et al. Global Prevalence of Myopia and High Myopia and Temporal Trends from 2000 through 2050. Ophthalmology. 2016;123(5):1036-1042.
2. Ng DS, Cheung CYL, Luk FO, Lai TYY et al. Advances of optical coherence tomography in myopia and pathologic myopia, Eye (Lond). (2016) Jul;30(7):901-16.
3. Chen S, Wang B, Dong N, Ren X, Zhang T, Xiao L. Macular measurements using spectral-domain optical coherence tomography in Chinese myopic children. Invest Ophthalmol Vis Sci. 2014;55(11):7410-7416.
4. Koh VT, Nah GK, Chang L, et al. Pathologic changes in highly myopic eyes of young males in Singapore. Ann Acad Med Singapore. 2013;42(5):216-224.
5. Xiao O, Guo X, Wang D, et al. Distribution and Severity of Myopic Maculopathy Among Highly Myopic Eyes. Invest Ophthalmol Vis Sci. 2018;59(12):4880-4885.
6. Fang Y, Yokoi T, Nagaoka N, et al. Progression of Myopic Maculopathy during 18-Year Follow-up. Ophthalmology. 2018;125(6):863-877.
7. Yan YN, Wang YX, Yang Y, et al. Ten-Year Progression of Myopic Maculopathy: The Beijing Eye Study 2001-2011. Ophthalmology. 2018;125(8):1253-1263.
8. Cheng SC, Lam CS, Yap MK. Prevalence of myopia‐related retinal changes among 12–18 year old Hong Kong Chinese high myopes. Ophthalmic Physiol Opt. 2013;33(6):652-660.