TRƯỜNG HỢP LÂM SÀNG KẸT VAN HAI LÁ CƠ HỌC SORIN BICARBON - VAI TRÒ CỦA SIÊU ÂM TIM 3D QUA THỰC QUẢN

Giáp Thị Minh Nguyệt1, Nguyễn Thị Thu Hoài1,2,
1 Viện Tim Mạch Việt Nam, Bệnh Viện Bạch Mai
2 Đại Học Y Dược, Đại học Quốc Gia Hà Nội

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Huyết khối van nhân tạo là một trong những nguyên nhân chính gây rối loạn hoạt động van nhân tạo, thậm chí có thể gây đe doạ tính mạng. Trong thực hành lâm sàng, việc tiếp cận toàn diện nhiều thông số về hình thái và chức năng van nhân tạo được đánh giá bằng siêu âm tim 2D/3D là chìa khoá để phát hiện và định lượng mức độ rối loạn chức năng van nhân tạo. Siêu âm tim qua thành ngực là phương thức đầu tiên để phát hiện huyết khối van nhân tạo nhưng ngay cả huyết khối lớn trên van nhân tạo cũng có thể bị bỏ sót hoặc đánh giá thấp hơn thực tế trong kết quả siêu âm tim ban đầu. Siêu âm tim 3D, đặc biệt là siêu âm tim qua thực quản 3D có thể cung cấp thêm thông tin và ngày càng được sử dụng rộng rãi. Chúng tôi trình bày một trường hợp lâm sàng là bệnh nhân nữ 72 tuổi được chẩn đoán kẹt van hai lá cơ học trên siêu âm tim 3D qua thực quản. Bệnh nhân đã được phẫu thuật cấp cứu thay lại van hai lá, tổn thương trong khi phẫu thuật là: van hai lá cơ học cũ, kẹt cứng 1 cánh van do huyết khối bám ở cả mặt thất và mặt nhĩ. Bệnh nhân được thay van hai lá sinh học St Jude số 23, sau đó ra viện với kết quả tốt. Siêu âm tim thực quản 3D theo thời gian thực là một thăm dò quan trọng để thu thập thêm thông tin về các cấu trúc tim trong không gian, và giúp quan sát trực quan các bệnh lý tim, đặc biệt là huyết khối van nhân tạo. Mặt cắt trực diện van hai lá nhìn từ tâm nhĩ trái là phương thức tốt nhất để chẩn đoán huyết khối. Việc sử dụng siêu âm tim 3D qua thực quản ở các bệnh nhân nghi ngờ kẹt van tim cơ học sẽ giúp chẩn đoán chính xác và đưa ra quyết định điều trị đúng, kịp thời bằng phẫu thuật hoặc thuốc tiêu huyết khối, giảm tỷ lệ tử vong cho người bệnh.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Zoghbi et al. Recommendations for evaluation of prosthetic valves with echocardiography and Doppler ultrasound. Journal of the American Society of echocardiography september 2009.
2. Lancellottie et al. Recommendation for the imaging assessment of prosthetic heart valves: a report from the European Association of Cardiovascular. Euro heart journal 2016
3. Jason Salomon, Jerson Munoz Mendoza, Cynthia C. Taub. Mechanical valve obstruction, review of diagnostic and treatment strategies. World journal of cardioly, 12. 2015
4. Vahanian A, Bayersdorf F, Praz F. 2021 ESC/EACTS guidelines for management valvular heart diseases. Eur heart J 2022, 43:561
5. Otto C M, Nishimura RA, Bonow Ra. 2020 ACC/AHA guidelines for the management of the patients with valvular heart diseases: A report of ACC/AHA joint committee on clinial practice guideline. Circulation 2021, 143e:72
6. Roland R. Brandt, Phillipe Pibarot. Prosthetic heart valve: complication and dysfunction, pregnancy. E-journal of cardiology practice, vol 20, 6.2021
7. Crystal R. Bonnichsen, Patricia A. Pellikka. Prosthetic valve thrombús versus pannus, progress with imaging. Circulation 11.2015
8. Derivi E, Sareli P, Wisenbaugh T, Cronie SL. Obstruction of mechanical heart valve prostheses: clinical aspects and surgical management. J Am Coll Cardial. 1991; 17: 646 -650
9. Roudaut R, Serri K, Lafitte S. Thrombosis of prosthetic heart valves: diagnosis and therapeutic considerations.Heart. 2007;93:137–142.
10. Maria Bonou, Konstantinos Lampropoulos, John Barbetseas. Prosthetic heart valve obstruction: thrombolysis or surgical. European Heart Journal: Acute Cardiovascular Care 1 (2) 122-127