ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG VÀ VI SINH GÂY BỆNH TRÊN BỆNH NHÂN ĐỢT CẤP BỆNH PHỔI TẮC NGHẼN MẠN TÍNH NHẬP VIỆN

Văn Thành Nguyễn 1,, Ngọc Sỹ Đinh 2, Văn Ngọc Trần 3, Hùng Vân Phạm 4, Thị Mỹ Thúy Cao 5, Đình Duy Nguyễn 6, Thị Thu Hương Lê 7
1 Trường Đại học Y - Dược Cần Thơ
2 Tổng hội Y học Việt Nam
3 Hội Phổi Việt Nam
4 Hội Vi sinh lâm sàng Tp. Hồ Chí Minh
5 Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ
6 Bệnh viện Phạm Ngọc Thạch Tp. Hồ Chí Minh
7 Bệnh viện Nhân Dân Gia Định Tp. Hồ Chí Minh

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề và mục tiêu: Có rất ít nghiên cứu và ở Việt nam chưa có nghiên cứu nào về đặc điềm quản lý và điều trị trước đợt cấp, kiểu hình và vi sinh gây bệnh trên bệnh nhân đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD) nhập viện không ICU. Nghiên cứu được thực hiện nhằm xác định các khoảng trống thực hành hướng tới giảm đợt cấp và tăng hiệu quả điều trị đợt cấp COPD. Bệnh nhân và phương pháp: Nghiên cứu mô tả, cắt ngang, theo dõi dọc, đa trung tâm thực hiện trên bệnh nhân được chẩn đoán đợt cấp COPD theo protocol nghiên cứu, nhập viện điều trị không ICU. Kết quả và bàn luận: Có 120 bệnh nhân được phân tích. Đa số bệnh nhân đã được quản lý, có đo chức năng hô hấp (73,3%) và được theo dõi điều trị (75,8%) nhưng đa số vẫn còn triệu chứng khó thở trước đợt cấp mức độ trung bình-nặng. Tỷ lệ bệnh nhân có nhiều đợt cấp và đợt cấp nhập viện cao. Chỉ định điều trị và theo dõi đợt cấp ngay tại phòng cấp cứu để đánh giá và quyết định nhập viện chưa hợp lý. Có sự khác biệt giữa các site về chỉ định kháng sinh (nhất là tỷ lệ bệnh nhân không điều trị kháng sinh và kết hợp kháng sinh ngay từ đầu), sử dụng thuốc dãn phế quản tác dụng dài và CRS dạng hít. 95% các trường hợp điều trị có kết quả tốt với thời gian điều trị trung bình trong bệnh viện là 6,9 ngày, dao động từ 2-35 ngày. Xét nghiệm vi sinh kết hợp giữa cấy và PCR cho thấy đa tác nhân vi sinh là chủ yếu, trên 50% các trường hợp có kết hợp virus với vi khuẩn. Sự hiện diện của S.pneumoniae, H.influenzae là nhiều nhất. Có hiện diện của P.aeruginosa với tỷ lệ thấp. Dưới tác động của điều trị, thở co kéo, SpO2 và CRP là các marker cải thiện nhanh. Có tương quan thuận giữa hình ảnh Xquang gợi ý khí phế thũng và không tăng BCĐNTT máu, giữa nhiễm virus với đồng nhiễm vi khuẩn, nhất là S.pneumoniae và giữa tăng CRP ≥30mg/L với đổi kháng sinh trong quá trình điều trị. Kết luận: Còn nhiều khoảng trống trong quản lý và điều trị COPD để làm giảm đợt cấp cũng như trong xử trí đợt cấp COPD nhập viện. 

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Connors AF, Jr., Dawson NV, Thomas C, et al. Outcomes following acute exacerbation of severe chronic obstructive lung disease. The SUPPORT investigators (Study to Understand Prognoses and Preferences for Outcomes and Risks of Treatments). Am J Respir Crit Care Med. 1996 Oct;154(4 Pt 1):959-67. Doi: 10.1164/ajrccm.154.4.8887592. PMID: 8887592.
2. Seemungal TA, Donaldson GC, Paul EA, et al. Effect of exacerbation on quality of life in patients with chronic obstructive pulmonary disease. Am J Respir Crit Care Med. 1998 May;157(5 Pt 1):1418-22. Doi: 10.1164/ajrccm.157.5.9709032. PMID: 9603117.
3. Aiyuan Zhou, Zijing Zhou, Yiyang Zhao et al. The recent advances of phenotypes in acute exacerbations of COPD. International Journal of COPD 2017:12 1009–1018
4. Celli BR, Barnes PJ. Exacerbations of chronic obstructive pulmonary disease. Eur Respir J. 2007;29(6):1224–38.
5. Crisafulli et al. Management of severe acute exacerbations of COPD: an updated narrative review. Multidisciplinary Respiratory Medicine (2018) 13:36