KHẢO SÁT CÁC CHỈ SỐ SINH LÝ CÙNG MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN Ở 2 NHÓM BỆNH NHÂN TĂNG HUYẾT ÁP NGUYÊN PHÁT VÀ KHÔNG TĂNG HUYẾT ÁP ĐẾN ĐIỀU TRỊ NGOẠI TRÚ TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA THÀNH PHỐ VINH (2022)

Trần Tất Thắng 1,, Nguyễn Bá Hoành 2, Hoàng Thị Tâm 3
1 Bệnh viện Mắt Nghệ An
2 Đại học Vinh
3 Bệnh viện Đa khoa Thành phố Vinh

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Khảo sát các chỉ số sinh lý cùng một số yếu tố liên quan ở 2 nhóm bệnh nhân tăng huyết áp nguyên phát và không tăng huyết áp. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Mô tả, tiến cứu, có đối chứng trên 236 bệnh nhân được chẩn đoán xác định THA nguyên phát và 196 bệnh nhân không có chẩn đoán xác định mắc THA đến điều trị ngoại trú tại Bệnh viện Đa khoa thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An từ ngày 01/01/2022 đến ngày 30/5/2022. Kết quả: Nhóm bệnh nhân THA thì ở độ tuổi ≥ 65 chiếm nhiều nhất (55,1%), nghề nghiệp hưu trí chiếm tỉ lệ cao nhất (66,1%) trong nhóm THA, chiều cao, cân nặng, BMI, vòng eo trung bình của nam cao hơn nữ có ý nghĩa thống kê (p<0,05). BMI mức thừa cân, béo phì (55,1%) ở nhóm THA cao hơn ở nhóm không THA (34,6%). Đặc điểm chỉ số vòng eo tăng và tăng chỉ số vòng eo/vòng mông ở nhóm THA cao hơn so với nhóm không THA. Trong nhóm THA: Tỉ lệ có hoạt động thể lực là 73,7%, có 32,2% bệnh nhân mắc ĐTĐ, tỉ lệ có hút thuốc là 8,5%, tỉ lệ có uống rượu trong 1 tháng là 32,2%. Trong nhóm không THA các tỉ lệ này lần lượt là: 57,7%, 7,7%, 15,8%, 26,0%. Sự khác biệt về tỉ lệ có hoạt động thể lực, có mắc bệnh ĐTĐ, hút thuốc giữa 2 nhóm có ý nghĩa thống kê (p<0,05). Tỉ lệ nhóm bệnh nhân THA có uống rượu bia với tần suất hàng ngày là 27,54%; về mức độ uống rượu bia ở mức lạm dụng chiếm tỉ lệ 20,76%, uống rượu bia ở mức không an toàn là 6,78%.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Trương Thu Hương, Nguyễn Thị Tuyết, Bùi Hữu Minh Trí (2010). Tình trạng rối loạn lipid máu ở bệnh nhân tăng huyết áp tại Khoa Lão bệnh viện tim mạch An Giang. Luận văn tốt nghiệp thạc sĩ, Đại học y dược Cần Thơ.
2. Phạm Gia Khải (2000). Tăng huyết áp, Cẩm nang điều trị nội khoa. Nhà xuất bản Y học. Hà Nội.
3. Phạm Gia Khải, Nguyễn Lân Việt, Phạm Thái Sơn và cộng sự (2003). “Tần suất tăng huyết áp và các yếu tố nguy cơ ở các tỉnh phía Bắc Việt Nam 2001- 2002”, Tạp chí Tim mạch học, số (33), tr. 9-34.
4. Lý Huy Khánh, Lê Thanh Chiến, Đỗ Công Tâm và cs (2012), Tổng hợp từ nghiên cứu lâm sàng: "Khảo sát mối tương quan giữa tăng huyết áp với BMI, vòng eo, tỉ số eo mông ở người dân phường Hòa Thạch quận Tân Phú". Tạp chi y tế công cộng, 2(1), 66-78.
5. Nguyễn Thiện Tuấn (2017). Khảo sát một số yếu tố liên quan đến rối loạn lipid máu trên bệnh nhân tăng huyết áp nguyên phát tại Bệnh viện đa khoa trung tâm An Giang. Luận văn tốt nghiệp thạc sĩ, Đại học y dược Cần Thơ.
6. Nguyễn Lân Việt, Đỗ Doãn Lợi, Phạm Thái Sơn và CS (2008). Áp dụng một số giải pháp can thiệp thích hợp để phòng, chữa bệnh tăng huyết áp ở cộng đồng. Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ, tr.1 - 31.
7. Phạm Thế Xuyên (2019). Thực trạng tăng huyết áp ở người dân từ 45-64 tuổi tại huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên và Chi phí - hiệu quả của biện pháp can thiệp. Luận án Tiến sĩ Y tế công cộng, Viện Vệ sinh dịch tễ Trung Ương.
8. Borgaonkar K., Patil R., và Benjarge P. (2016). Lipid profile in hypertension: A meta-analysis using western countries data. Int Med J, 3(11), 7
9. Osuji C.U., Omejua E.G., Onwubuya E.I. và cộng sự (2012). Serum lipid profile of newly diagnosed hypertensive patients in nnewi, South-East Nigeria. Int J Hypertens 2012, 710486.