MỐI LIÊN QUAN GIỮA HỘI CHỨNG CHUYỂN HÓA VÀ CÁC THÀNH TỐ HỘI CHỨNG CHUYỂN HÓA VỚI NGUY CƠ GÃY CỔ XƯƠNG ĐÙI VÀ NGUY CƠ GÃY XƯƠNG CHÍNH THEO MÔ HÌNH FRAX Ở NGƯỜI CAO TUỔI

Cao Thanh Ngọc1,, Ngô Tuấn Anh 2, Huỳnh Khôi Nguyên 3
1 Đại học Y Dược TP.HCM
2 Bệnh viện Đa Khoa Tâm Anh TP.HCM
3 Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Khảo sát mối liên quan giữa hội chứng chuyển hóa và các thành tố hội chứng chuyển hóa với nguy cơ gãy cổ xương đùi và nguy cơ gãy xương chính theo mô hình FRAX ở người cao tuổi tại phòng khám Nội cơ xương khớp và phòng khám Lão khoa, Bệnh viện Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang, thực hiện trên 239 bệnh nhân cao tuổi (≥ 60 tuổi) đến khám tại phòng khám Nội cơ xương khớp và phòng khám Lão khoa, Bệnh viện Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh từ tháng 11 năm 2020 đến tháng 05 năm 2021, với 178 bệnh nhân nữ và 61 bệnh nhân nam. Chẩn đoán HCCH theo tiêu chuẩn NCEP/ATP III năm 2005 (National Cholesterol Education Program/Adult Treatment Panel III) cho người Châu Á. Nguy cơ gãy xương cao khi nguy cơ gãy cổ xương đùi trong vòng 10 năm (FRAX1) ≥ 20% hoặc nguy cơ gãy xương chính trong vòng 10 năm (FRAX2 ≥ 3%) theo mô hình FRAX. Kết quả: Nghiên cứu ghi nhận trong 239 bệnh nhân cao tuổi, có 95 bệnh nhân có HCCH và 144 bệnh nhân không có HCCH. Nhóm có HCCH có giá trị FRAX1 và FRAX2 cao hơn so với nhóm không có HCCH. Tuy nhiên chỉ ghi nhận sự khác biệt có ý nghĩa thống kê ở nhóm nữ giới với p < 0,05. Trong các thành tố hội chứng chuyển hóa, vòng eo và HDL-C có mối tương quan nghịch với FRAX1 và FRAX2 ở nữ giới (p < 0,001), nhưng không ghi nhận mối liên quan này ở nam giới. Có mối tương quan thuận giữa huyết áp tâm thu với FRAX1 ở nữ mà không ghi nhận ở nam. Không ghi nhận mối tương quan giữa huyết áp tâm trương, triglycerit, đường huyết đói với FRAX1 và FRAX2 ở 2 giới. Phân tích hồi quy tuyến tính đa biến mối liên quan giữa các yếu tố với kết cục là FRAX1 và FRAX2 ở nữ giới, HCCH làm tăng FRAX1 và FRAX2 lần lượt lên 1,79% và 2,92% (p < 0,05). Vòng eo có mối tương quan nghịch với FRAX1 và FRAX2 với giá trị beta lần lượt là β = -0,07 (p = 0,044) và β = -0,11 (p = 0,032). Kết luận: HCCH làm tăng nguy cơ gãy cổ xương đùi và nguy cơ gãy xương chính trong vòng 10 năm theo mô hình FRAX lần lượt là 1,79% lên 2,92% ở nữ giới. Có mối tương quan nghịch giữa vòng eo với nguy cơ gãy cổ xương đùi và nguy cơ gãy xương chính trong vòng 10 năm theo mô hình FRAX với giá trị beta lần lượt là -0,07 (p = 0,044) và -0,11 (p = 0,032) ở nữ giới.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Ahmed L A, Schirmer H, Berntsen G K, et al. (2006), "Features of the metabolic syndrome and the risk of non-vertebral fractures: the Tromso study". Osteoporos Int, 17 (3), pp. 426-32.
2. Hernández J L, Olmos J M, González-Macías J (2011), "Metabolic syndrome, fractures and gender". Maturitas, 68 (3), pp. 217-23.
3. Lee H J, Hwang S Y, Kim S C, et al. (2020), "Relationship Between Metabolic Syndrome and Bone Fracture Risk in Mid-Aged Korean Women Using FRAX Scoring System". Metab Syndr Relat Disord.
4. Oei L, Zillikens M C, Dehghan A, et al. (2013), "High bone mineral density and fracture risk in type 2 diabetes as skeletal complications of inadequate glucose control: the Rotterdam Study". Diabetes Care, 36 (6), pp. 1619-28.
5. Qin L, Yang Z, Zhang W, et al. (2016), "Metabolic syndrome and osteoporotic fracture: a population-based study in China". BMC Endocr Disord, 16 (1), pp. 27.
6. Schwartz A V, Vittinghoff E, Bauer D C, et al. (2011), "Association of BMD and FRAX Score With Risk of Fracture in Older Adults With Type 2 Diabetes". JAMA, 305 (21), pp. 2184-2192.
7. Szulc P, Varennes A, Delmas P D, et al. (2010), "Men with metabolic syndrome have lower bone mineral density but lower fracture risk--the MINOS study". J Bone Miner Res, 25 (6), pp. 1446-54.
8. Trimpou P, Odén A, Simonsson T, et al. (2011), "High serum total cholesterol is a long-term cause of osteoporotic fracture". Osteoporos Int, 22 (5), pp. 1615-20.
9. Wang Y, Dai J, Zhong W, et al. (2018), "Association between Serum Cholesterol Level and Osteoporotic Fractures". Front Endocrinol (Lausanne), 9, pp. 30.
10. Yamaguchi T, Kanazawa I, Yamamoto M, et al. (2009), "Associations between components of the metabolic syndrome versus bone mineral density and vertebral fractures in patients with type 2 diabetes". Bone, 45 (2), pp. 174-9.