ĐÁNH GIÁ SỚM VIỆC BẢO TỒN CHỨC NĂNG DÂY THẦN KINH MẶT TRONG PHẪU THUẬT U DÂY VIII CÓ SỬ DỤNG HỆ THỐNG CẢNH BÁO THẦN KINH Ở BỆNH VIỆN ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI

Hoàng Minh Tân 1,, Nguyễn Thị Hương Giang 1
1 Bệnh viện đại học Y Hà Nội

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Đánh giá hiệu quả bảo tồn chức năng dây thần mặt sau phẫu thuật u dây VIII có sử dụng hệ thống cảnh báo thần kinh. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: 18 bệnh nhân được phẫu thuật u dây thần kinh số VIII tại bệnh viện đại học Y Hà Nội có sử dụng hệ thống NIM. Kết quả: Tuổi trung bình của nhóm nghiên cứu là 34,5±10,6. Nam giới chiếm 38,9%, nữ giới chiếm 61,1%. Triệu chứng lâm sàng chủ yếu là chóng mặt (16/18) và rối loạn dáng đi (13/18). Hình ảnh trên cộng hưởng từ thì có 5 bệnh nhân mức độ T3, 13 bệnh nhân mức độ T4. Có 3/5 bệnh nhân T3 lấy u gần hết, 2/5 lấy một phần khối u. 7/13 bệnh nhân T4 lấy u gần hết, 6/13 lấy một phần khối u. Có 3/18 bệnh nhân có biến chứng chảy máu sau mổ. Đối với u độ T3 có 2/5 trường hợp không có liệt mặt, 2/5 trường hợp liệt mặt độ II, 1/5 trường hợp liệt mặt độ III. Đối với u độ T4 có 3/13 trường hợp không có liệt mặt, 3/13 trường hợp liệt mặt độ II, 6/13 trường hợp liệt mặt độ III.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Đông PT. U dây thần kinh VIII. In: Phẫu Thuật Thần Kinh. Nhà xuất bản Y học; 2013:93-99.
2. Gormley WB, Sekhar LN, Wright DC, Kamerer D, Schessel D. Acoustic neuromas: results of current surgical management. Neurosurgery. 1997;41(1):50-60. doi:https:// doi.org/10.1097/00006123-199707000-00012
3. Wu W, Thuomas KA. MR imaging of 495 consecutive cases with sensorineural hearing loss. Acta Radiol. 1995;36(6):603-609.
4. Bloch O, Sughrue ME, Kaur R, et al. Factors associated with preservation of facial nerve function after surgical resection of vestibular schwannoma. J Neurooncol. 2011;102(2):281-286. doi:10.1007/s11060-010-0315-5
5. Falcioni M, Fois P, Taibah A, Sanna M. Facial nerve function after vestibular schwannoma surgery: Clinical article. J Neurosurg. 2011; 115(4):820-826. doi:10.3171/2011.5.JNS101597
6. Bernat I, Grayeli AB, Esquia G, Zhang Z, Kalamarides M, Sterkers O. Intraoperative electromyography and surgical observations as predictive factors of facial nerve outcome in vestibular schwannoma surgery. Otol Neurotol. 2010;31(2):306-312. doi:https: //doi.org/10.1097/MAO.0b013e3181be6228
7. Esquia-Medina GN, Grayeli AB, Ferrary E, et al. Do facial nerve displacement pattern and tumor adhesion influence the facial nerve outcome in vestibular schwannoma surgery? Otol Neurotol. 2009;30(3):392-397. doi:https:// doi.org/10.1097/MAO.0b013e3181967874
8. Arriaga MA, Luxford WM, Atkins JS, Kwartler JA. Predicting Long-Term Facial Nerve Outcome after Acoustic Neuroma Surgery. Otolaryngol Neck Surg. 1993;108(3):220-224. doi:10.1177/019459989310800303
9. Lownie SP, Drake CG. Radical intracapsular removal of acoustic neurinomas. Long-term follow-up review of 11 patients. J Neurosurg. 1991;74(3):422-425. doi:https://doi.org/10.3171/jns.1991.74.3.0422
10. Hwang SK, Kim DG, Paek SH, et al. Aggressive vestibular schwannomas with postoperative rapid growth: clinicopathological analysis of 15 cases. Neurosurgery. 2002;51(6):1381-1391.