KHẢO SÁT KIẾN THỨC VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN VỀ CÂY THUỐC NAM CỦA SINH VIÊN Y HỌC CỔ TRUYỀN TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC CẦN THƠ NĂM 2021

Võ Tuyết Ngân 1, Trần Văn Đệ 1, Nguyễn Ngọc Chi Lan 1,, Lê Thị Mỹ Tiên 1, Bùi Nguyễn Như 1, Trần Thị Thúy Vy 1, Trần Đăng Khoa 1, Lâm Quang Vinh 1, Huỳnh Phượng Nhật Quỳnh 1
1 Đại học Y Dược Cần Thơ

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Nhu cầu cung cấp kiến thức về cây thuốc nam, đặc biệt đối với sinh viên Y học cổ truyền hiện nay rất quan trọng. Mục tiêu nghiên cứu: Xác định tỉ lệ sinh viên có kiến thức về thuốc nam và một số yếu tố liên quan đến kiến thức của sinh viên Y học cổ truyền Trường Đại học Y Dược Cần Thơ. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu được thực hiện theo phương pháp mô tả cắt ngang và bằng hình thức phỏng vấn trả lời trực tiếp thông qua bảng câu hỏi về tên cây, bộ phận dùng, tác dụng của 25 cây thuốc nam được chọn trong một cuộc khảo sát nhỏ những cây thuốc thường gặp tại vùng Đồng bằng Sông Cửu Long trong tổng số 70 cây thuốc nam thuộc bộ tranh cây thuốc mẫu sử dụng trong cơ sở khám bệnh, chữa bệnh bằng Y học cổ truyền của Bộ Y Tế. Thời gian khảo sát được tiến hành từ tháng 6/2021 đến tháng 7/2021. Đối tượng nghiên cứu là 120 sinh viên ngành Y học cổ truyền năm 1,2, 5 và 6. Kết quả: sinh viên có mức phân loại kiến thức tốt về tên cây là 35,8%, bộ phận dùng là 36,7% và tác dụng là 26,7%. Trung bình mỗi sinh viên trả lời đúng tên của 13,63/25 cây, bộ phận dùng của 13,58/25 cây và tác dụng của 10,90/25 cây. Kết luận: Phần lớn sinh viên có kiến thức chưa tốt về cây thuốc nam.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Đào Huy Chương (2020), Thực trạng nguồn lực và nhu cầu sử dụng y học cổ truyền của người bệnh tại trạm y tế Quận Thủ Đức năm 2020. Luận văn thạc sĩ y học, Học viện Y dược học cổ truyền Việt Nam, Hà Nội.
2. Hoàng Thị Hoa Lý (2015), Đánh giá thực trạng và hiệu quả can thiệp y học cổ truyền tại tuyến xã ở 3 tỉnh Miền Trung, Luận án Tiến sĩ, Trường Đại học Y Hà Nội.
3. Ameade EP, Amalba A, Helegbe GK, Mohammed BS (2015), Medical students' knowledge and attitude towards complementary and alternative medicine - A survey in Ghana. J Tradit Complement Med;6(3):230-6.
4. Hussain, S., Malik, F., Hameed, A., Ahmed, S., Riaz, H., Abbasi, N., và Malik, M. (2012), Pakistani pharmacy students' perception about complementary and alternative medicine. American journal of pharmaceutical education; 76(2): p. 21.
5. Khorasgani, S. R. and Moghtadaie, L. (2014), Investigating knowledg and attitude of nursing students towards Iranian traditional medicine-case study: universities of Tehran in 2012-2013. Global journal of health science; 6(6): p. 168–177.
6. Qu, F., Zhang, Q., Dai, M. and et al (2021), An evaluation survey of traditional Chinese medicine learning among international students majoring in conventional medicine: a study from a university in China. BMC complementary medicine and therapies; 21(1): p. 16.
7. Zaidi Syed Faisal, Khan Anwar, Saeed Sheikh A and et al (2021), Knowledge, Attitude and Practice Regarding Herbal Medicine Among Medical Students in Saudi Arabia. RADS Journal of Pharmacy and Pharmaceutical Sciences; 9: p. 25-39.
8. Lou Wei Kang, Hu Yuan Long, Cui Yu Ying and Li Yu Kun [罗伟康,胡渊龙,崔玉莹 & 李玉坤] (2016),大学生对中药知识的了解运用情况分层研究”. 光明中医(20): p. 3026-3028.