ĐẶC ĐIỂM ĐIỆN ĐỒ ĐƠN CỰC (UNIPOLAR) VÀ GIÁ TRỊ DỰ BÁO VỊ TRÍ ĐÍCH TRONG TRIỆT ĐỐT NGOẠI TÂM THU THẤT TỪ ĐƯỜNG RA THẤT PHẢI

Phan Đình Phong 1,2,, Lê Võ Kiên 1, Trần Tuấn Việt 1,2, Nguyễn Duy Linh 1, Đặng Việt Phong 1, Nguyễn Đinh Hồng Phúc 2, Nguyễn Tuấn Việt 2, Bùi Văn Nhơn2
1 Viện Tim Mạch Quốc Gia Việt Nam, Bệnh viện Bạch Mai
2 Đại học Y Hà Nội

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Tìm hiểu đặc điểm điện đồ đơn cực khi lập bản đồ nội mạc của ngoại tâm thu thất khởi phát từ đường ra thất phải và giá trị dự báo vị trí đích của điện đồ đơn cực trong triệt đốt ngoại tâm thu thất khởi phát từ đường ra thất phải qua đường ống thông và không thành công để đánh giá giá trị dự báo vị trí triệt đốt. Kết quả: Nghiên cứu bao gồm 76 bệnh nhân với tổng số 152 vị trí đích triệt đốt ngoại tâm thu (bao gồm kết quả sau triệt đốt thành công và không thành công). Đặc điểm điện đồ đơn cực bao gồm (1) Số vị trí ghi nhận sóng điện đồ thất trên điện đồ đơn cực có dạng QS là 104 (68.2%). (2) Chỉ số R_amp, N_amp và MaxSlope trung bình lần lượt là 0,20 ± 0,39, 3,34 ± 3,04 và 1,45 ± 1,76. (3) Chỉ số R-Ratio và chỉ số D-Max trung bình lần lượt là 0,09 ± 0,15 và 16,03 ± 4,95. Khả năng dự báo vị trí đích thành công của điện đồ đơn cực: (1) Điện đồ thất đơn cực dạng QS có giá trị chẩn đoán cao nhất (với AUC = 0.75 95% CI 0.67 – 0.83), (2) Dạng QS có độ nhạy cao nhất (93%), chỉ số D-Max có độ đặc hiệu cao nhất (65%). (3) Phối hợp các thông số trên điện đồ đơn cực với chỉ số EAT làm tăng tăng khả năng dự báo vị trí đích trong triệt đốt ngoại tâm thu thất khởi phát từ đường ra thất phải. Kết luận: Điện đồ đơn cực của ngoại tâm thu thất có giá trị cao trong dự đoán vị trí đích để triệt đốt ngoại tâm thu thất từ đường ra thất phải. Có thể kết hợp với điện đồ lưỡng cực để nâng cao khả năng thành công của thủ thuật.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Zipes DP, Camm AJ, Borggrefe M, et al. ACC/AHA/ESC 2006 Guidelines for Management of Patients with Ventricular Arrhythmias and the Prevention of Sudden Cardiac Death. J Am Coll Cardiol. 2006;48(5): e247-e346. doi: 10.1016/ j.jacc.2006.07.010
2. Azegami K, Wilber DJ, Arruda M, Lin AC, Denman RA. Spatial Resolution of Pacemapping and Activation Mapping in Patients with Idiopathic Right Ventricular Outflow Tract Tachycardia. J Cardiovasc Electrophysiol. 2005;16(8):823-829. doi:10.1111/j.1540-8167.2005. 50041.x
3. Morady F, Kadish AH, DiCarlo L, et al. Long-term results of catheter ablation of idiopathic right ventricular tachycardia. Circulation. 1990; 82(6):2093-2099. doi: 10.1161/01.CIR.82.6.2093
4. Soejima Y, Aonuma K, Iesaka Y, Isobe M. Ventricular Unipolar Potential in Radiofrequency Catheter Ablation of Idiopathic Non-Reentrant Ventricular Outflow Tachycardia. Jpn Heart J. 2004;45(5):749-760. doi:10.1536/jhj.45.749
5. Niu G, Feng T, Jiang C, et al. Predictive value of unipolar and bipolar electrograms in idiopathic outflow tract ventricular arrhythmia mapping and ablation. J Cardiovasc Electrophysiol. 2018; 29(6): 900-907. doi:10.1111/jce.13491.