MỘT SỐ YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TÌNH TRẠNG QUÊN Ở BỆNH NHÂN SAU CHẤN THƯƠNG SỌ NÃO

Lê Mỹ Tiên 1, Nguyễn Dương Hanh 1, Trầm Văn Nhiều 1, Nguyễn Diệu Thúy 2, Nguyễn Thị Kim Liên 3,
1 Đại học Y Dược Cần Thơ
2 Học viện Y dược học Cổ truyền Việt Nam
3 Đại học Y Hà Nội

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Di chứng sau chấn thương sọ não rất đa dạng và phức tạp, ít nhất 70% bệnh nhân có trải qua tình trạng quên sau chấn thương trong suốt quá trình phục hồi chức năng. Mục tiêu: Đặc điểm tình trạng quên sau chấn thương ở bệnh nhân sau chấn thương sọ não. Đối tương và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu được tiến hành trên 38 bệnh nhân đã được thăm khám, chẩn đoán xác định chấn thương sọ não và điều trị tại Trung tâm Phục hồi chức năng, Bệnh viện Bạch Mai trong khoảng thời gian từ tháng 9 năm 2019 đến tháng 6 năm 2020 bằng phương pháp mô tả cắt ngang. Kết quả: 78,2% bệnh nhân trong nhóm nghiên cứu có GOS trên 3; có sự liên quan giữa GOS xuất viện và sau 12 tuần, tình trạng mất ý thức và sự thay đổi hành vi, chất lượng cuộc sống và tình trạng quên của bệnh nhân CTSN khi xuất viện và sau 12 tuần; Kết luận: Tình trạng quên sau CTSN có liên quan đến vị trí tổn thương não trên cắt lớp vi tính, điểm GOS xuất viện và sau 12 tuần.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Châu Thị Thanh Nga và cộng sự (2017), Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng chấn thương sọ não mức độ nặng và vừa ở khoa cấp cứu Bệnh viện Trung Ương Huế, Tạp chí Y dược học – Trường Đại học Y dược Huế, 7(2).
2. Laurence A.G Marshanman et al (2013), Post-traumatic Amnesia. Journal of Clinical Neuroscience, 20, 1475-1481.
3. Adam McKay et al (2018), The relationship between agitation and impairments of orientation and memory during the PTA period after traumatic brain injury, Neuropsychological Rehabilitation, DOI: 10.1080/ 09602011.2018.1479276.
4. Queensland Health (2018). Clinical task instruction D-CP05: The Westmead Post-Traumatic Amnesia Scale.
5. Jessica Trevena-Peters, Adam McKay, Jennie Ponsford (2018), Activities of daily living retraining and goal attainment during post-traumatic amnesia, Neuropsychological Rehabilitation, DOI: 10.1080/ 09602011.2018.1441033.
6. Mahoney FI, Barthel D. “Functional evaluation: the Barthel Index.”Maryland State Med Journal 1965;14:56-61. Used with permission.
7. Min Li et al (2016), Epidemiology of Traumatic Brain Injury over the World: A Systematic Review, AustinNeurol & Neurosci 1(2), www.austinpublishinggroup.com