NGHIÊN CỨU MỐI LIÊN QUAN GIỮA ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, GLUCOSE, HBA1C VỚI BỆNH LÝ VÕNG MẠC MẮT Ở BỆNH NHÂN ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TÍP 2

Đỗ Đình Tùng 1,2,, Nguyễn Thế Thịnh 1
1 Học viện Quân Y
2 Bệnh viện Đa Khoa Xanh Pôn

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Với mục tiêu làm rõ mối liên quan giữa Huyết áp, Lipid máu, quản lý glucose và HbA1c; là cở sở để sàng lọc và phòng bệnh võng mạc mắt đái tháo đường chúng tôi tiến hành nghiên cứu này. Tiến hành khám lâm sàng, cận lâm sàng và đáy mắt của 145 người đái tháo đường, tuổi trung bình 60,88±8,11 cho thấy: Tỷ lệ có tổn thương võng mạc ở nhóm có tiền sử THA (58,3%) cao hơn nhóm không có tiền sử THA (28,4%), sự khác biệt với p<0,05, OR=3,01. Chỉ số BMI liên quan có ý nghĩa thống kê với nguy cơ mắc bệnh VMĐTĐ, nhóm thừa cân béo phì tỷ lệ có tổn thương võng mạc (70,8%) cao hơn nhóm còn lại (37,2%) với OR=4,1. Chưa thấy mối liên quan giữa rối loạn lipid máu với nguy cơ mắc bệnh võng mạc đái tháo đường. Nhóm có glucose máu >7mmol/l có nguy cơ mắc bệnh VMĐTĐ cao hơn (OR=2,2), sự khác biệt chưa có ý nghĩa thống kê. Nhóm kiểm soát HbA1c kém (>7,5%) có tỷ lệ mắc bệnh VMĐTĐ cao hơn nhóm kiểm soát HbA1c trung bình hoặc tốt (4,4-7,5%), lần lượt là (54,1%, 28,6%), p<0,05,OR=2,80. Kết luận: Bệnh nhân béo phì, tăng huyết áp và kiểm soát đường huyết kém có nguy có mắc bệnh VMĐTĐ cao hơn với chỉ số nguy cơ lần lượt là 4,2; 3,01 và 2,2, p<0,005.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. J.W. Yau et al. (2012). Global prevalence and major risk factors of diabetic retinopathy. Vol. 35, no. 3, pp. 556-564.
2. H. Imai, S. Honda, Y. Tsukahara, and A.J.C.r.i.o. Negi (2011). Macular edema formation and deterioration of retinal function after intravitreal bevacizumab injection for proliferative diabetic retinopathy," vol. 2, no. 3, pp. 314-318.
3. C. Pang et al. (2012). Determination of diabetic retinopathy prevalence and associated risk factors in Chinese diabetic and pre‐diabetic subjects: Shanghai diabetic complications study. Vol. 28, no. 3, pp. 276-283.
4. S.A. Vinores, N.L. Derevjanik, H. Ozaki, N. Okamoto, and P.A. J.M.E. (2000). Cellular mechanisms of blood-retinal barrier dysfunction in macular edema, pp. 13-24.
5. T. Yamamoto et al. (2012). Prevalence and risk factors for diabetic maculopathy, and its relationship to diabetic retinopathy in elderly Japanese patients with type 2 diabetes mellitus, vol. 12, pp. 134-140.
6. L.T.K. Minh, V.L.N. Trúc, V.V. Tân, and T.V. Trầm (2021). Tình hình bệnh lý võng mạc đái tháo đường và các yếu tố liên quan tại tỉnh Tiền Giang năm 2020," Tạp chí Nội tiết và Đái tháo đường, no. 46, pp. 117-122.
7. Z.D. Du, L.T. Hu, G.Q. Zhao, Y. Ma, Z.Y. Zhou, and T.J.I.j.o.o. Jiang (2011). Epidemiological characteristics and risk factors of diabetic retinopathy in type 2 diabetes mellitus in Shandong Peninsula of China," vol. 4, no. 2, p. 202.
8. S.S.I. Abougalambou, A.S.J.D. Abougalambou, M.S.C. (2015). Risk factors associated with diabetic retinopathy among type 2 diabetes patients at teaching hospital in Malaysia, vol. 9, no. 2, pp. 98-103.