KẾT QUẢ PHẪU THUẬT VÍT QUA CUỐNG, GIẢI ÉP CÓ O.ARM HỖ TRỢ TRONG ĐIỀU TRỊ BỆNH LÝ HẸP ỐNG SỐNG CỔ ĐA TẦNG DO THOÁI HÓA

Nguyễn Văn Trung 1,2, Hoàng Gia Du 1,
1 Bệnh viện Bạch Mai
2 Đại học Y Hà Nội

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Đánh giá kết quả điều trị phẫu thuật bệnh nhân hẹp ống sống cổ đa tầng do thoái hóa sử dụng phương pháp bắt vít qua cuống lối sau, giải ép. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả hồi cứu được thực hiện trên 31 bệnh nhân (BN) được chẩn đoán hẹp ống sống (HOS) cổ đa tầng do thoái hóa có chỉ định phẫu thuật cố định cột sống cổ bằng vít qua cuống, giải ép. Kết quả: Tuổi trung bình là 63,26 ± 9,63 tuổi. Tỷ lệ nam/nữ ~ 3/1. Thời gian nằm viện trung bình 12,09 ± 3,664 ngày. Điểm VAS, JOA, và NDI hậu phẫu và sau 12 tháng cải thiện so với trước phẫu thuật (p <0,001). 95,71% bệnh nhân bắt vít chính xác theo tiêu chuẩn Neo. Kết luận: Phẫu thuật cố định cột sống cổ lối sau sử dụng phương pháp bắt vít qua cuống, giải ép điều trị bệnh lý hẹp ống sống cổ đa tầng do thoái hóa đạt kết quả tốt trong hồi phục lâm sàng. Ứng dụng hệ thống O.arm trong mổ giúp tăng độ chính xác của vít và giảm thời gian phẫu thuật.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. AJSea, J.R.M., Cervical Spondylotic Myelopathy: A Guide to Diagnosis and Management. The Journal of the American Board of Family Medicine, 2020. 33(2): p. 303 -313.
2. Davies, B.M., Degenerative cervical myelopathy. The BMJ, 2018. 5: p. 1 - 4.
3. Đức, T.M., Kết quả phẫu thuật cố định cột sống cổ bằng vít qua cuống phối hợp mở cung sau giải ép trong điều trị bệnh lý hẹp ống sống cổ đa tầng do thoái hóa, in Bệnh viện Bạch Mai. 2019, Trường Đại Học Y Hà Nội.
4. Christopher D. Witiw MD, Five things to know about Degenerative cervical myelopathy. CMAJ, 2016. 189(3): p. 1 - 4
5. Sơn, P.Q., Nghiên cứu điều trị bệnh lý hẹp ống sống cổ bằng phương pháp tạo hình bản sống kết hợp ghép san hô. 2015, Đại học Y dược Thành Phố Hồ Chí Minh.
6. al., M.N.e., The Clinical Risk of Vertebral Artery Injury From Cervical Pedicle Screws Inserted in Degenerative Vertebrae. SPINE, 2005. 30(24): p. 2800 - 2805.
7. Nakashima H, Y., Complications of cervical pedicle screw fixation for nontraumatic lesions: a multicenter study of 84 patients. J Neurosurgery Spine, 2012. 16(3): p. 238–247.
8. al, M.R.e., Cervical Pedicle Screws: Conventional Versus Computer-Assisted Placement of Cannulated Screws. SPINE 2005. 30(20): p. 2280–2287.
9. Smith, J.D., Screw Placement Accuracy and Outcomes Following O-Arm-Navigated Atlantoaxial Fusion: A Feasibility Study. Global Spine J, 2016. 6(4): p. 344 - 349.
10. Masashi Uehara, J.T., Cervical Pedicle Screw Fixation Combined with Laminoplasty for Cervical Spondylotic Myelopathy with Instability. Asian Spine Journal, 2012. 6(4): p. 241 - 248