KẾT QUẢ VÀ CÁC YẾU TỐ TIÊN LƯỢNG ĐÁP ỨNG Ở BỆNH NHI SAU PHẪU THUẬT NỘI SOI CẮT LÁCH ĐIỀU TRỊ XUẤT HUYẾT GIẢM TIỂU CẦU MIỄN DỊCH

Hồng Quý Quân 1,, Phạm Quang Hùng 1,2, Phạm Quang Hùng 1,2, Nguyễn Việt Hoa 1
1 Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức
2 Đại học Y Hà Nội

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Xuất huyết giảm tiểu cầu miễn dịch (XHGTCMD) ở trẻ em khi điều trị nội khoa không đáp ứng cần phải phẫu thuật cắt lách. Phẫu thuật nội soi một đường rạch cắt lách là phương pháp đã được ngày càng được ứng dụng rộng rãi trên cả bệnh nhân người lớn và trẻ em. Mục tiêu: Đánh giá kết quả và các yếu tố tiên lượng đáp ứng sau phẫu thuật nội soi một đường rạch cắt lách điều trị XHGTCMD ở trẻ em. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: 55 bệnh nhân có chẩn đoán XHGTCMD và được điều trị bằng phẫu thuật nội soi một đường rạch cắt lách tại khoa Phẫu thuật Nhi và Trẻ sơ sinh – Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức trong thời gian từ tháng 02 năm 2017 đến tháng 06 năm 2022. Kết quả: Tất cả các bệnh nhân trong nghiên cứu đều sử dụng đường rạch da chữ Z tại rốn, kiểm soát cả động và tĩnh mạch lách chỉ bằng LigaSure. Thời gian mổ trung bình là 83,3 phút, Số lượng tiểu cầu (TC) trước mổ trung bình là 89,1 x109/l, thời gian nằm viện trung bình là 4,8 ngày. Số lượng tiểu cầu sau mổ 24 giờ trung bình là 293,8 ± 242,8 x109/l, sau 7 ngày là 233,4 x109/l. Sau phẫu thuật 6 tháng, hầu hết các bệnh nhi đều đáp ứng với điều trị trong đó khoảng 76% số bệnh nhi có đáp ứng hoàn toàn và 20% bệnh nhi có đáp ứng môt phần. Liều điều trị corticoid, TC sau mổ 7 ngày và tuổi khi phẫu thuật của bệnh nhân là các yếu tố ảnh hưởng có ý nghĩa thống kê tới sự đáp ứng sau phẫu thuật của bệnh nhi (p<0,05). Kết luận: Phẫu thuật nội soi một đường rạch là phương pháp an toàn và hiệu quả trong điều trị bệnh nhân xuất huyết giảm tiểu cầu miễn dịch mạn tính ở trẻ em.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Blanchette V, Bolton-Maggs P. Childhood immune thrombocytopenic purpura: diagnosis and management. Hematol Oncol Clin North Am. 2010; 24(1):249-273.
2. Neunert C, Terrell DR, Arnold DM, et al. American Society of Hematology 2019 guidelines for immune thrombocytopenia. Blood Adv. 2019; 3(23):3829-3866.
3. Lê Trọng Quân. Nghiên Cứu Kết Quả Phẫu Thuật Nội Soi Một Vết Mổ Cắt Lách Trong Điều Trị Xuất Huyết Giảm Tiểu Cầu Tự Miễn. Luận văn bác sỹ chuyên khoa cấp II. Học viện Quân Y; 2014.
4. Bell R, Boswell T, Hui T, Su W. Single-incision laparoscopic splenectomy in children. J Pediatr Surg. 2012;47(5):898-903.
5. Raboei E, Owiwi Y, Ghallab A, et al. Is It Safe for Trainees to Perform Single-Incision Pediatric Endosurgery Splenectomy? J Laparoendosc Adv Surg Tech A. 2019;29(3):420-423.
6. Traynor MD, Camazine MN, Potter DD, Moir CR, Klinkner DB, Ishitani MB. A Comparison of Single-Incision Versus Multiport Laparoscopic Splenectomy in Children. J Laparoendosc Adv Surg Tech A. 2021;31(1):106-109.
7. Avila ML, Amiri N, Pullenayegum E, et al. Long-term outcomes after splenectomy in children with immune thrombocytopenia: an update on the registry data from the Intercontinental Cooperative ITP Study Group. Haematologica. 2020; 105 (11):2682-2685.
8. Aronis S, Platokouki H, Avgeri M, Pergantou H, Keramidas D. Retrospective evaluation of long-term efficacy and safety of splenectomy in chronic idiopathic thrombocytopenic purpura in children. Acta Paediatr. 2004;93(5):638-642.
9. Wang T, Xu M, Ji L, Yang R. Splenectomy for chronic idiopathic thrombocytopenic purpura in children: a single center study in China. Acta Haematol. 2006;115(1-2):39-45.
10. Mintz SJ, Petersen SR, Cheson B, Cordell LJ, Richards RC. Splenectomy for immune thrombocytopenic purpura. Arch Surg. 1981; 116(5):645-650.