MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG VÀ CẬN LÂM SÀNG NHỊP NHANH TRÊN THẤT Ở TRẺ EM TẠI KHOA CẤP CỨU - CHỐNG ĐỘC, BỆNH VIỆN NHI TRUNG UƠNG GIAI ĐOẠN 2021 - 2022
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mục tiêu: Mô tả một số đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng cơn nhịp nhanh trên thất ở trẻ em tại khoa Cấp cứu - Chống độc. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Mô tả cắt ngang tiến cứu kết hợp hồi cứu trên 50 bệnh nhân được chẩn đoán rối loạn nhịp nhanh trên thất tại khoa Cấp cứu - Chống độc, Bệnh viện Nhi Trung ương. Kết quả: Nhóm tuổi ≥ 1 tuổi chiếm đa số (76%). Triệu chứng cơ năng thường gặp nhất ở trẻ < 5 tuổi là kích thích quấy khóc và ăn kém (chiếm 64%), trong khi đó ở nhóm trẻ ≥ 5 tuổi là hồi hộp đánh trống ngực (76%) với sự khác biệt giữa 2 nhóm có ý nghĩa thống kê (p<0,05). Về triệu chứng thực thể: suy tim cấp, suy hô hấp cấp, gan to chủ yếu gặp ở nhóm < 1 tuổi. Trên điện tâm đồ, hầu hết các trường hợp có QRS hẹp (chiếm tỉ lệ 94%) và thời gian QRS trung bình là 71,2 ± 21ms. Nồng độ NT-ProBNP huyết thanh hầu hết đều tăng, chiếm 89,2% các trường hợp. Chức năng tim giảm chiếm 18,2% trường hợp và có sự khác biệt giữa 2 nhóm có sốc và không sốc (p< 0,05). Kết luận: triệu chứng lâm sàng của cơn nhịp nhanh trên thất ở trẻ em đa dạng, không đặc hiệu và phụ thuộc vào lứa tuổi. Đa số bệnh nhân có phức bộ QRS hẹp trên điện tâm đồ và có sự gia tăng nồng độ NT-ProBNP ở bệnh nhân có cơn nhịp nhanh trên thất.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
lâm sàng, cận lâm sàng, cơn nhịp nhanh trên thất, Bệnh viện Nhi Trung ương
Tài liệu tham khảo
2. Hoang Van Toan, Dang Thi Hai Van, Nguyen Thanh Hai (2021). Clinical and subclinical characteristics of tachycardia in children at the National Children's Hospital. Journal of Pediatrics; 14 (1), 43-49.
3. Massin MM, Benatar A and Rondia G (2008). Epidemiology and outcome of tachyarrhythmias in tertiary pediatric cardiac centers, Cardiology. 111(3), pp. 191-6.
4. Clausen H, Theophilos T, Jackno K, et al (2012). Pediatric arrhythmias in the emergency department, Emerg Med J. 29(9), pp. 732- 737.
5. Przybylski R, Michelson KA, Neuman MI, et al (2021). Care of Children with Supraventricular Tachycardia in the Emergency Department, Pediatr Cardiol. 42(3), pp. 569-577.
6. Hội Tim mạch học Việt Nam (2010). Khuyến cáo 2010 của hội tim mạch học Việt Nam về chẩn đoán và điều trị một số rối loạn nhịp tim thường gặp. Nhà xuất bản Y học, TP Hồ Chí Minh, tr. 195-205.
7. Brugada Joseph, Nico Blom, Georgia Sarquella-Brugada, et al (2013), "Pharmacological and non-pharmacological therapy for arrhythmias in the pediatric population: EHRA and AEPC-Arrhythmia Working Group joint consensus statement", Europace. 15(9), tr. 1337-82. (7)
8. Li Meiting Li Xiaomei, Ge Haiyan, et al (2021). Evaluation of adenosine triphosphate in emergency cardioversion of paroxysmal supraventricular tachycardia in children, Chinese Journal of Practical Pediatrics. 36(13), pp. 990 -994.
9. Jeon Y J, Kim S H, Lee J S, et al (2019). Abdominal Pain as an Initial Manifestation of Paroxysmal Supraventricular Tachycardia in Children, Iranian Journal of Pediatrics. 29(2).
10. Bùi Gio An, Võ Công Đồng (2009). Đặc điểm chẩn đoán và điều trị cấp cứu rối loạn nhịp nhanh ở trẻ em nhập khoa cấp cứu bệnh viện nhi đồng 2. Tạp chí y học thành phố Hồ Chí Minh, 1(13), tr. 114-120.