KHẢO SÁT VÀ THEO DÕI NỒNG ĐỘ KHÁNG THỂ KHÁNG SARS-COV-2 Ở NHÂN VIÊN Y TẾ ĐÃ TIÊM NGỪA HƠN 12 TUẦN

Lê Dương Hoàng Huy1, Nguyễn Đoàn Huỳnh Anh Phúc 1, Trần Quang Vinh 2, Nguyễn Minh Hà 2,
1 Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch
2 Bệnh viện Nguyễn Tri Phương

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Khảo sát nồng độ kháng thể kháng protein S của Sars – CoV – 2 ở nhân viên Bệnh viện Nguyễn Tri Phương, TP. HCM sau hơn 12 tuần tiêm ngừa đủ 2 mũi. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả loạt ca từ 10/2021 – 06/2022, chọn mẫu ngẫu nhiên trong nhân viên đã chích ngừa đủ 2 mũi vacxin, mũi 2 đủ 12 tuần. Thu thập các thông tin hành chánh, tình trạng tiếp xúc nguồn lây, thông tin tiêm ngừa vacxin, bệnh nền; định lượng kháng thể kháng Sars-CoV-2 (sinh phẩm Sars – CoV – 2 IgG II Quant, Abbott) trong máu tại 2 thời điểm là (1) sau tiêm mũi 2 trên 12 tuần; và (2) 12 tuần sau khi lấy mẫu lần 1. Xác định nồng độ kháng thể trung bình và mối liên quan với các đặc điểm dân số học, dịch tễ và tình trạng tiêm ngừa. Kết quả: 85 người tham gia xét nghiệm đợt 1 và 83 người tham gia xét nghiệm đợt 2. Không có sự khác biệt về cơ cấu các đặc điểm dân số học và dịch tễ của đối tượng nghiên cứu giữa hai lần định lượng kháng thể. Trong khoảng thời gian giữa hai lần xét nghiệm, 92,9% người tham gia nghiên cứu đã được chích ngừa COVID-19 mũi thứ 3. Trung vị nồng độ kháng thể (và khoảng tứ phân vị) của toàn nhóm: đợt 1 là 649,9 (203,8-4089) mAU/mL và đợt 2 là 18049,7 (3651,5-21701,2) mAU/mL. Trong tất cả các đặc điểm, trung vị nồng độ kháng thể tăng lên ở lần xét nghiệm 2 so với lần 1, do hiệu quả của liều tiêm thứ 3. Xét trong từng thời điểm xét nghiệm: nhóm đã nhiễm có nồng độ kháng thể cao hơn nhóm chưa nhiễm; tiêm vacxin loại mRNA hoặc phối hợp làm tăng nồng độ kháng thể hơn là tiêm loại vector, bất kể tiêm 2 mũi hoặc 3 mũi; nhóm đảm bảo khoảng cách thời gian giữa mũi tiêm 1 và 2 theo qui định có nồng độ kháng thể cao hơn nhóm không đảm bảo. Khi phân tích nồng độ kháng thể bắt cặp trước và sau khi tiêm mũi 3, cho thấy việc tiêm mũi 3 thật sự có tác dụng nâng cao nồng độ kháng thể, đặc biệt ở nhóm chưa nhiễm và không có bệnh nền. Kết luận: ở nhóm đối tượng được khảo sát, nồng độ kháng thể rất thay đổi cho thấy tình trạng đáp ứng sinh kháng thể thay đổi tuỳ theo đặc điểm của từng người. Ghi nhận các yếu tố có thể có ảnh hưởng đến khả năng sinh kháng thể, bao gồm: việc đảm bảo thời gian tiêm giữa mũi 1 và mũi 2 theo qui định; bệnh nền phối hợp với tiền sử nhiễm; loại vacxin được tiêm.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Organization, W.H.O, WHO Director-General’s opening remarks at the media briefing on COVID-19-11 March 2020. 2020, Geneva, Switzerland.
2. El-Ghitany, E.M., et al., Determinants of the Development of SARS-CoV-2 Anti-Spike Immune-Response after Vaccination among Healthcare Workers in Egypt. 2022. 10(2): p. 174.
3. Barocci, S., et al., Evaluation of Two-Month Antibody Levels after Heterologous ChAdOx1-S/BNT162b2 Vaccination Compared to Homologous ChAdOx1-S or BNT162b2 Vaccination. 2022. 10(4): p. 491.
4. Eyre, D.W., et al., Quantitative SARS-CoV-2 anti-spike responses to Pfizer-BioNTech and Oxford-AstraZeneca vaccines by previous infection status. Clin Microbiol Infect, 2021. 27(10): p. 1516.e7-1516.e14.
5. Assaid, N., et al., Anti-SARS-CoV-2 Antibody Responses 5 Months Post Complete Vaccination of Moroccan Healthcare Workers. 2022. 10(3): p. 465.
6. Monin-Aldama, L., et al., Interim results of the safety and immune-efficacy of 1 versus 2 doses of COVID-19 vaccine BNT162b2 for cancer patients in the context of the UK vaccine priority guidelines. 2021.
7. Chenchula, S., et al., Current evidence on efficacy of COVID‐19 booster dose vaccination against the Omicron variant: A systematic review. 2022. 94(7): p. 2969-2976.
8. Wald, A.J.J., Booster vaccination to reduce SARS-COV-2 transmission and infection. 2022. 327(4): p. 327-328.
9. Saltoglu, N., et al., Heterologous Booster COVID-19 Vaccination Elicited Potent Immune Responses in HCWs.
10. Kunal, S., et al., Mix and match COVID-19 vaccines: potential benefit and perspective from India. 2022. 98(e2): p. e99-e101.