MỐI LIÊN QUAN GIỮA BIẾN ĐỐI HÌNH THÁI VÀ CHỨC NĂNG TÂM THẤT TRÁI VỚI MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG Ở BỆNH NHÂN NGHIỆN RƯỢU MẠN TÍNH

Đỗ Xuân Tĩnh 1,2,, Bạch Thị Mỹ Hà 1,2, Đinh Việt Hùng 1,2
1 Bệnh viện Quân y 103
2 Học viện Quân Y

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Mối liên quan giữa biến đổi hình thái và chức năng tâm thất trái  với một số đặc điểm lâm sàng ở bệnh nhân nghiện rượu mạn tính. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu tiến cứu, mô tả cắt ngang trên 60 bệnh nhân nghiện rượu mạn tính điều trị nội trú tại Khoa Tâm thần, Bệnh viện Quân Y 103 từ tháng 3/2022 đến tháng 11/2022. Kết quả: Có mối tương quan thuận giữa lượng rượu uống trung bình mỗi ngày và sự thay đổi chiều dày vách liên thất, thành sau thất trái, khối lượng cơ thất trái, chỉ số khối lượng cơ thất trái. Có mối tương quan nghịch giữa số lượng rượu uống và phân suất tống máu. Có tương quan thuận giữa số năm uống rượu với chiều dày thành sau thất trái, khối lượng cơ thất trái, chỉ số khối lượng cơ thất trái. Có tương quan thuận giữa số lần vào viện với chiều dày vách liên thất. Kết luận: Lượng rượu uống mỗi ngày, thời gian uống rượu, số lần vào viện có mối liên quan với sự thay đổi hình thái, chức năng tâm thất trái

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Bùi Quang Huy, Nguyễn Mạnh Hùng, Đỗ Xuân Tĩnh (2019). Điều trị nghiện rượu. Nhà xuất bản y học, Hà Nội.
2. American Psychiatry Association (2022) Alcohol Related Disorders, in: Diagnostic and statistical manual of mental disorders: DSM-5-TR, 5th edition, American Psychiatric Pub, Arlington, pp. 554-568.
3. Trần Văn Anh (2014) Khảo sát hình thái thất trái và chỉ số Tei bằng siêu âm tim doppler ở nam giới nghiện rượu. Tạp chí y dược học- Trường Đai học Y dược Huế. Số 22+23.
4. Gémes K., Janszky I., Strand L.B., et al. (2018) Light–moderate alcohol consumption and left ventricular function among healthy, middle-aged adults: the HUNT study. 8(5). e020777.
5. Park S.K., Moon K., Ryoo J.-H., et al. (2018) The association between alcohol consumption and left ventricular diastolic function and geometry change in general Korean population. 19(3). 271-278.
6. Van Oort S., Beulens J.W., van der Heijden A.A., et al. (2020) Moderate and heavy alcohol consumption are prospectively associated with decreased left ventricular ejection fraction: The Hoorn Study. 30(1). 132-140.
7. Lazarević Aleksandar M., Nakatani S., Nešković Aleksandar N., et al. (2000) Early changes in left ventricular function in chronic asymptomatic alcoholics: relation to the duration of heavy drinking. Journal of the American College of Cardiology. 35(6). 1599-1606.