ĐẶC ĐIỂM DỊCH TỄ VÀ CÁC TÁC NHÂN GÂY NGỘ ĐỘC CẤP Ở TRẺ EM TẠI TRUNG TÂM CHỐNG ĐỘC BỆNH VIỆN BẠCH MAI

Thị Xuân Đặng 1,, Ngọc Sơn Đỗ 2
1 Trung Tâm Chống Độc- Bệnh viện Bạch Mai
2 Trung tâm Cấp cứu A9 - Bệnh viện Bạch Mai

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Mô tả đặc điểm dịch tễ và tác nhân thường gây ngộ độc cấp ở trẻ em tại Trung tâm chống độc bệnh viện Bạch Mai. Đối tượng và phương pháp: nghiên cứu cắt ngang trên 200 bệnh nhân ngộ độc cấp dưới 18 tuổi điều trị tại Trung tâm chống độc bệnh viện Bạch Mai từ 7/2014 đến 6/2015. Kết quả: tuổi trung bình là 14,4±3,94 tuổi, gặp nhiều nhất là nhóm tuổi vị thành niên (63,5%). Tỉ lệ nam/nữ là 1,1. Ngộ độc do không cố ý là 52,5% (chủ yếu do tai nạn, ngộ độc thực phẩm); Ngộ độc do cố ý là 47% (chủ yếu tự tử), bị đầu độc 0,5%. Ngộ độc do cố ý ở trẻ nữ nhiều hơn nam (p<0,05). Đường ngộ độc chủ yếu là qua đường tiêu hóa (71%); đến viện sớm trong vòng 6 giờ sau khi bị ngộ độc (63,5%). Tác nhân chính gây ngộ độc cấp là: hóa chất (40%, chủ yếu là hóa chất bảo vệ thực vật); động vật cắn (27%); thực phầm (16,5%); thuốc (12,5%); chất gây nghiện (4%). Kết luận: Hoàn cảnh và các tác nhân gây ngộ độc cấp ở trẻ em rất đa dạng và phức tạp. Cần tăng cường các biện pháp tuyên truyền, giáo dục về nguy cơ, tác nhân và cách phòng tránh ngộ độc ở trẻ em.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Watson W. A, et al. Annual report of the american asociation of poison control centers toxic exposure surveillance system. Am J Emerg Med. 2002, 21, 353-421.
2. Youniss J, Litovitz T. L, and Villanueva P. Characterization of US poison center: a 1998 survey conducted by the American Association of Poison Control Center. Vet Hum Toxicol. 2000, 42, 43-53.
3. Long Nary. Nhận xét tình hình ngộ độc cấp ở trẻ em tại viện Nhi Quốc gia trong 4 năm. Luận văn thạc sỹ Y học 2002, Chuyên ngành nhi
4. Nguyễn Thị Dụ, Định hướng chung chẩn đoán và xử trí ngộ độc cấp, Tư vấn chẩn đoán và xử trí nhanh ngộ độc cấp. Nhà xuất bản Y học Hà Nội. 2004; 9-22.
5. Vũ Đình Thắng. Nghiên cứu tình hình ngộ độc cấp ở trẻ em tại Bệnh viện Nhi đồng I và Nhi đồng II trong năm 2002. Luận văn thạc sỹ Y học
6. Gupta S.K, et al. A Study of Childhood Poisoning at National Poison Information Center, All India Insitute of Medical Sciences, New Delhi. J. Occup Health. 2003, 45, 191-196.
7. Nguyễn Tấn Viên. Ngộ độc cấp ở trẻ em nhận xét trên 400 trường hợp từ năm 1979-1990. Tạp chí Y học, Bộ Y tế, 1992 số 2 (296), 3-10.