KHẢO SÁT CÁC TÁC NHÂN VI NẤM GÂY VIÊM ỐNG TAI NGOÀI TẠI KHOA TAI MŨI HỌNG BỆNH VIỆN NGUYỄN TRÃI TP. HỒ CHÍ MINH NĂM 2015

Thị Tường Vân Nguyễn 1,, Phủ Mạnh Siêu Trần 2
1 Đại học y dược TP Hồ Chí Minh
2 Bệnh viện Nguyễn Trãi TP Hồ Chí Minh

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Bệnh viêm ống tai ngoài rất phổ biến ở Việt Nam, do yếu tố khí hậu nóng ẩm, điều kiện vệ sinh chưa được nâng cao…. Tuy nhiên tại đa số các khoa Tai Mũi Họng, bệnh nhân bị nhiễm nấm tai chỉ được khám và điều trị mà thiếu kết quả phân lập vi nấm, kháng nấm đồ. Điều này làm cho việc điều trị không hiệu quả, thời gian bị bệnh kéo dài. Mục tiêu: Xác định tỷ lệ nhiễm vi nấm ở các bệnh nhân bị viêm ống tai ngoài, định danh chủng vi nấm gây bệnh, khảo sát các yếu tố liên quan đến bệnh viêm ống tai ngoài. Đối tượng: 177 bệnh nhân khám và được chẩn đoán bị viêm ống tai ngoài tại bệnh viện Nguyễn Trãi trong năm 2015. Phương pháp: Mô tả cắt ngang từ tháng 1 năm 2015 đến tháng 12 năm 2015 tại khoa Tai Mũi Họng- Bệnh viện Nguyễn Trãi TP HCM. Kết quả: có 63/177 (35,6%) bệnh nhân nhiễm vi nấm ống tai ngoài, trong đó nam 42,1%, nữ 32,5%. Nhóm bệnh nhân có thói quen hay lấy ráy tai là thường gặp nhất. Kết quả định danh vi nấm cho thấy Aspergillus fugimatus: 2 (3,2%), Aspergillus niger: 28 (42,9%), Aspergillus flavus: 20 (31,8%), Aspergillus terreus 13 (20,5%), Candida albican: 1/63; vi nấm khác: 0 (0%). Kết luận: tỷ lệ nhiễm nấm ống tai trên bệnh nhân viêm ống tai ngoài là 63/177 (35,6%). Các chủng vi nấm Aspergillus niger: 28 (42,9%), Aspergillus flavus: 20 (31,8%), Aspergillus terreus 13 (20,5%); yếu tố liên quan: thói quen hay lấy ráy tai.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Trần Xuân Mai, Trần Thị Kim Dung, Ngô Hùng Dũng, Lê Thị Xuân, Phan Anh Tuấn (2004) Ký sinh trùng y học, NXB Đà Nẵng,Tp. HCM, tr.386-387.
2. Vũ Văn Minh, Ngô Thị Thu Hoa (2013) ""Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả điều trị bệnh viêm tai do nấm tại khoa Tai Mũi Họng, bệnh viện 103"". Tạp chí Y-Dược học
3. Võ Văn Nghị (2012) Định danh nấm bằng PCR ứng dụng trong chẩn đoán và điều trị nấm ống tai ngoài, Luận văn Tốt Nghiệp Tiến Sĩ, Đại học Y Dược Tp.HCM,
4. Trần Phủ Mạnh Siêu, Vũ Quang Huy, Võ Thị Mỹ Dung, Nguyễn Hồ Phương Liên, Trịnh Tuyết Huệ, Nguyễn Thị Tường Vân, Phạm Trương Trúc Giang, Nguyễn Nhật Minh Thư (2016) Giáo Trình Ký Sinh Học, NXB Y Học,Tp.HCM, tr. 141-144, tr. 150-152.
5. Lê Thị Tuyết, Trần Quốc Kham (2007) "Tình hình nhiễm nấm ở những bệnh nhân bị viêm ống tai ngoài đến xét nghiệm tại phòng ký sinh trùng bệnh viện Đại Học Y Thái Bình". Tạp chí Phòng chống bệnh sốt rét và các bệnh ký sinh trùng, tr.88-91.
6. Gutierrez P.Hueso , S.Jimenez Alvarez, E.Gil-Carcedo Sanudo, L.M.Gil-Carcedo Garcia, C.Ramos Sanchez, L.A. Vallejo Valdezate (2005) "Presumed diagnosis: Otomycosis. A study of 451 patients". Clinical research, pp. 181-186.
7. Nandyal Channabasawaraj B , Archna S choudhari, Netravati B Sajjan (2015) "A Cross sectional study for Clinico mycological Profile of Otomycosis in North Karnataka". International Journal of Medical and Health Sciences, 4 (1), pp 64-69.
8. Rajeshwari Prabhakar Rao, Rishmitha Rao (2016) "A Mycologic Study of Otomycosis in a Tertiary Care Teaching Hospital in Karnataka, India". International journal of Contemporary Medical Research, 3 (7), pp 1918-1920.