KHẢO SÁT TÌNH HÌNH BỆNH LÝ MÃN TÍNH Ở SẢN PHỤ TẠI KHOA ĐẺ BỆNH VIỆN PHỤ SẢN TRUNG ƯƠNG TRONG 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2022

Đoàn Thị Phương Lam 1,, Trương Thị Hà Khuyên 1, Nguyễn Thị Lý 1, Nguyễn Mạnh Thắng 1, Trần Thị Huệ 1
1 Bệnh viện Phụ sản Trung ương

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: xác định các bệnh mãn tính gặp phải ở sản phụ tại khoa Đẻ bệnh viện Phụ sản Trung ương; hướng xử trí và kết quả sản khoa, tai biến và biến chứng có thể gặp với người mẹ và trẻ sơ sinh. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả trên 125 sản phụ có bệnh mãn tính ở tại khoa Đẻ BVPSTW từ tháng 1 đến tháng 6 năm 2022. Kết quả nghiên cứu và bàn luận: Trong thời gian 6 tháng đầu năm 2022  đã có 125 sản phụ mắc bệnh mãn tính tại khoa Đẻ, trong đó bệnh chiếm tỷ lệ cao nhất là tăng huyết áp (HA) chiếm 31,2%, chiếm tỷ lệ cao thứ hai là bệnh đái tháo đường (ĐTĐ) điều trị insulin với 30,4%, đứng thứ ba là bệnh giảm  tiểu cầu không rõ nguyên nhân chiếm 14,4%. Kết quả xử trí sản khoa có tổng số 70,4% sản phụ mắc bệnh mãn tính mổ lấy thai, chỉ có 29,6% sản phụ đẻ đường âm đạo. Trong nghiên cứu không có sản phụ nào bị tai biến, biến chứng trong và sau sinh. Có 1 trường hợp trẻ sơ sinh cân nặng lớn hơn tuổi thai  là 4500gr ở sản phụ ĐTĐ, 3 trẻ sơ sinh đủ tháng có trọng lượng thai nhở < 2500gr (2 của người mẹ bị tăng HA  và 1 trẻ ở mẹ bị ĐTĐ), 1 trường hợp thai chết lưu trong bụng mẹ ở sản phụ có tăng HA mạn không kiểm soát tốt, có 4 trẻ phải chăm sóc đặc biệt vì sinh non.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Lassi, Z.S.; Imam, A.M.; Dean, S.V.; Bhutta, Z.A. Preconception care: Screening and management of chronic disease and promoting psychological health. Reprod. Health 2014, 11, S5. [CrossRef] [PubMed].
2. Hayes DK, Fan AZ, Smith RA, Bombard JM. Trends in selected chronic conditions and behavioral risk factors among women of reproductive age, behavioral risk factor surveillance system, 2001–2009. Prev Chronic Dis 2011; 8:A120.
3. Chappell LC, Enye S, Seed P, et al. Adverse perinatal outcomes and risk factors for preeclampsia in women with chronic hypertension: A prospective study. Hypertension 2008;51: 1002–1009.
4. The American College of Obstetrians and Gynecologists, Task Force on Hypertension in Pregnancy. Washington, 2013.
5. C.Vayssie`re a,b, *, L. Sentilhes c, A.Ego d,e,f , C.Bernard g, D.Cambourieu h, C. Flamanti,G. Gascoin j, A.Gaudineau k, G.Grange´l, V.Houfflin-Debargem, B.Langerk, V.Mala n, P.Marcorelleso, J.Nizardp, F.Perrotinq, L. Salomonr, M.-V.Senats, A.Serryg, V.Tessiers, P.Truffertt, V.Tsatsarisl, C.Arnaud b, B.Carbonne: Fetal growth restriction and intra-uterine growth restriction: guidelines for clinical practice from the French College of Gynaecologists and Obstetricians. European Journal of Obstetrics & Gynecology and Reproductive Biology. 103 (2015) 10 – 18.
6. SF Wong, FY Chan, R8 Cincotta, JJ Oats and HD McIntyre. Sonographic estimation of fetal weight in rnacrosornic fetuses: diabeticversus non-diabetic pregnancies Ausr S Z J Obsrei Gynnecol mi:41: 4: .129
7. Bộ Y Tế vụ sức khỏe bà mẹ trẻ em, “Hướng dẫn quốc gia dự phòng và kiểm soát đái tháo đường thai kỳ”, ed,2018.
8. American College of Obstetrians and Gynecologists’ Committee on Practice Bulletins - Obstetrics. ACOG Practice Bulletin No. 203: Chronic Hypertension in Pregnancy. Obstet Gynecol 2019 Jan;133.
9. Kate Bramham, Bethany Parnell, Catherine Nelson-Piercy, Paul T, Lucilla Poston, Lucy C. Chronic hypertension and pregnancy outcomes: systematic review and meta-analysis. BMJ 2014.
10. Trương Thị Quỳnh Hoa, Huỳnh Nguyễn Khánh Trang. Tỷ lệ đái tháo đường thai kỳ và các yếu tố liên quan tại bệnh viện Đa khoa tỉnh Bình Định. Y Học thành phố Hồ Chí Minh, 2017;vol.21.