PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH SỬ DỤNG THUỐC GIẢM ĐAU TRÊN BỆNH NHÂN PHẪU THUẬT TẠI KHOA CHẤN THƯƠNG CHỈNH HÌNH VÀ KỸ THUẬT CAO, BỆNH VIỆN XANH PÔN

Nguyễn Tứ Sơn 1,, Nguyễn Thị Ngọc Anh 1, Nguyễn Thị Dừa2, Vũ Bích Hạnh 2, Bùi Mai Sương 2, Trần Thị Thu Trang1, Nguyễn Thành Hải 1
1 Đại học Dược Hà Nội
2 Khoa Dược, Bệnh viện Xanh Pôn

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Nghiên cứu mô tả, thuần tập, tiến cứu nhằm phân tích dùng thuốc giảm đau và khảo sát với mức độ đau của BN sau phẫu thuật tại khoa Chấn thương chỉnh hình (CTCH) và Kỹ thuật cao (KTC), bệnh viện đa khoa Xanh pôn. Nghiên cứu thu thập được 73 bệnh nhân (BN) tham gia nghiên cứu. Phẫu thuật chủ yếu là các phẫu thuật mức đặc biệt tập trung vào 3 loại chính là thay khớp háng, kết hợp xương và nội soi (78%). Mức độ giảm đau thể hiện qua điểm đau trung bình giảm từ 7,39 (ngày 1) đến 2,61 (ngày 4). Tuy nhiên, gần 90% BN báo cáo đau ở mức nặng và trung bình trong 2 ngày đầu tiên sau phẫu thuật. Các nhóm thuốc giảm đau được sử dụng đa dạng bao gồm giảm đau ngoại vi (paracetamol, NSAID), và trung ương (codein, tramadol, morphin). Paracetamol được lựa chọn nhiều nhất trong các phác đồ giảm đau đơn độc hoặc phối hợp. Các thuốc giảm đau trung ương mạnh được dùng phổ biến trong ngày thứ 1 và thứ 2, giảm dần trong các ngày tiếp theo. Ít BN đau nặng được dùng giảm đau trung ương. Về phối hợp thuốc, biện pháp phối hợp 2 thuốc và 3 thuốc giảm đau có tỷ lệ cao nhất. 70,1% BN đau mức độ nặng được lựa chọn phác đồ phối hợp thuốc để giảm đau trong ngày đầu sau phẫu thuật chủ yếu là paracetamol và NSAID. 25% BN đau nặng chỉ dùng đơn độc paracetamol trong ngày đầu sau phẫu thuật. Các thuốc/nhóm thuốc dùng cho giảm đau sau phẫu thuật tại 2 khoa CTCH và KTC bệnh viện Xanh pôn đa dạng, bước đầu đã cho thấy hiệu quả giảm đau trên BN. Tuy nhiên việc đánh giá đau cần thực hiện thường quy để thay đổi phác đồ thích hợp cho BN.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Apfelbaum Jeffrey, Chen Connie, et al. (2003), "Postoperative Pain Experience: Results from a National Survey Suggest Postoperative Pain Continues to Be Undermanaged", Anesthesia and analgesia, 97, pp. 534-40, table of contents.
2. Chou R., Gordon D. B., et al. (2016), "Management of Postoperative Pain: A Clinical Practice Guideline From the American Pain Society, the American Society of Regional Anesthesia and Pain Medicine, and the American Society of Anesthesiologists' Committee on Regional Anesthesia, Executive Committee, and Administrative Council", J Pain, 17(2), pp. 131-57.
3. Gan T. J. (2017), "Poorly controlled postoperative pain: prevalence, consequences, and prevention", J Pain Res, 10, pp. 2287-2298.
4. Gan T. J., Habib A. S., et al. (2014), "Incidence, patient satisfaction, and perceptions of post-surgical pain: results from a US national survey", Curr Med Res Opin, 30(1), pp. 149-60.
5. Gupta Anuj, Kaur Kirtipal, et al. (2010), "Clinical aspects of acute post-operative pain management & its assessment", Journal of advanced pharmaceutical technology & research, 1(2), pp. 97-108.
6. Jose de Andrés, Patrick Nachi (2017), Postoperative Pain Management, good clinical pratice, pp.
7. Sommer M., de Rijke J. M., et al. (2008), "The prevalence of postoperative pain in a sample of 1490 surgical inpatients", Eur J Anaesthesiol, 25(4), pp. 267-74.
8. Warfield C. A., Kahn C. H. (1995), "Acute pain management. Programs in U.S. hospitals and experiences and attitudes among U.S. adults", Anesthesiology, 83(5), pp. 1090-4.