PHƯƠNG PHÁP MASQUELET CẢI BIÊN: MỘT GIẢI PHÁP HỨA HẸN TRONG ĐIỀU TRỊ NHIỄM TRÙNG MẤT ĐOẠN XƯƠNG DÀI CHI DƯỚI

Cao Bá Hưởng 1,, Đỗ Phước Hùng 1
1 Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Kỹ thuật cảm ứng màng (hay còn gọi là kỹ thuật Masquelet) là một phương pháp khá mới trong phục hồi mất đoạn xương kích thước lớn, Kỹ thuật này liên quan đến việc sử dụng xi măng polymethylmethacrylate (PMMA) để kích thích hình thành lớp màng sau khi cắt lọc triệt để và phục hồi xương mất đoạn bằng ghép xương tự thân khi tình trạng nhiễm trùng đã được loại bỏ. Mục tiêu của nghiên cứu này là đánh giá lâm sàng phương pháp này trong điều trị viêm xương mất đoạn sau chấn thương chi dưới. Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu tiền cứu, cắt ngang mô tả từ 1/2018 đến 8/2020. Thực hiện ở 13 trường hợp bệnh nhân viêm xương mất đoạn ≥ 5cm ở chi dưới, gồm 12 nam, 1 nữ, có độ tuổi trung bình 36,6 tuổi (18-68). Vùng xương mất đoạn gồm 10 ở xương chày và 3 ở xương đùi. Chiều dài xương mất trung bình 9,7cm (5-20cm). Kháng sinh được trộn với xi măng PMMA lấp vào vùng khuyết xương sau khi cắt lọc triệt để ở giai đoạn 1. Sau khoảng 22,1 tuần (12,71-50,29), sẽ tháo xi măng và ghép xương. Kết quả: Thời gian theo dõi trung bình 20,4 tháng (9,7- 41,8). Lành xương trên X quang được thấy ở tất cả các trường hợp, với thời gian trung bình 8,1 tháng (2,7-15) kể từ khi ghép xương. Có 3 trường hợp phải cắt lọc lại trước khi qua giai đoạn 2 do tình trạng tái nhiễm trùng và loét da do ma sát với xi măng bên dưới. Không có trường hợp nào tái nhiễm tại thời điểm theo dõi lần cuối. Kết luận: Phương pháp Masquelet trong điều trị viêm xương mất đoạn sau chấn thương ở chi dưới là một phương pháp đơn giản, khả thi và mang lại kết quả lâm sàng tốt. Tuy nhiên, còn nhiều thử thách như vai trò của cắt lọc triệt để, hình thức kết hợp xương, nguồn xương ghép.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Masquelet AC, Begue T (2010). The concept of induced membrane for reconstruction of long bone defects, Orthop Clin North Am, 41(1): 27-37
2. Masquelet AC, Kishi T, Benko PE (2010). Very long-term results of post-traumatic bone defect reconstruction by the induced embrane technique, Orthop Traumatol Surg Res, 105(1):159-166
3. Mauffrey C, Barlow BT, Smith W (2015). Management of Segmental bone defects, J Am Acad Orthop Surg, 23(3):143-153
4. Wang W, Luo F, Huang K, Xei Z (2016). Induced membrane technique for the treatment of bone defects due to post-traumatic osteomyelitis, Bone Joint Res, 5(3):101-105
5. Fung B, Hoit G, Schemitsch E, Godbout C, Naut A (2020). The induced membrane technique for the management of long bone defects, JBJS, 102(12):1723-1734
6. Wong TM, Lau TW, Li X, et al (2014). Masquelet technique for treatment of posttraumatic bone defects, Scientific World Journal, 710302
7. Andrzejowski P, Masquelet A, Giannoudis PV (2020). Induced Membrane Technique (Masquelet) for Bone Defects in the Distal Tibia, Foot, and Ankle: Systematic Review, Case Presentations, Tips, and Techniques, Foot & Ancle Clin, 25(4):537-586