TÌNH TRẠNG SUY DINH DƯỠNG CỦA BỆNH NHÂN SUY THẬN MẠN TÍNH CÓ LỌC MÁU CHU KỲ TẠI BỆNH VIỆN TRUNG ƯƠNG THÁI NGUYÊN

Thị Hà Ngô 1,, Thị Thùy Dương Trương 1, Tuấn Tú Trần 1
1 Trường Đại học Y Dược - Đại học Thái Nguyên

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề:  Bệnh nhân suy thận mạn và đặc biệt là nhóm bệnh nhân có lọc máu chu kỳ, liên quan chặt chẽ tới tình trạng suy dinh dưỡng của bệnh nhân do cơ thể giảm protein và giảm năng lượng dự trữ. Mục tiêu: Đánh giá tình trạng suy dinh dưỡng của bệnh nhân suy thận mạn tính có lọc máu chu kì tại bệnh viện Trung Ương Thái nguyên năm 2020.Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu được tiến hành theo phương pháp mô tả, thiết kế cắt ngang trên toàn bộ bệnh nhân suy thận mạn tính có lọc máu chu kỳ tại khoa Nội Thận tiết niệu và lọc máu bệnh viện Trung Ương Thái Nguyên. Kết quả nghiên cứu: Tỷ lệ bệnh nhân bị thiếu năng lượng trường diễn (BMI < 18,5) chiếm tỷ lệ khá cao (27,8%). Thời gian điều trị của người bệnh càng dài thì tỷ lệ thiếu năng lượng trường diễn càng cao (đánh giá bằng chỉ số BMI) với p < 0,05. Đánh giá tình trạng dinh dưỡng theo phương pháp SGA có tới 58,3% bệnh nhân bị SDD nhẹ, 2,2% bệnh nhân bị SDD nặng.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Aghakhani N., S. Samadzadeh, T. M. Mafi, et al (2012), "The impact of education on nutrition on the quality of life in patients on hemodialysis: a comparative study from teaching hospitals", Saudi J Kidney Dis Transpl, 23(1), pp. 26 - 30.
2. Ahmed.S, A.Molhem, et al (2011), “Nutritional assessmet of patients on hemodialysis in a large dialysis center", Saudi J Kidney Dis Transpl, pp. 675 - 681.
3. Nguyễn Thị Thúy Hồng (2019), “Tình trạng dinh dưỡng của bệnh nhân suy thận mạn tính có lọc máu chu kì tại bệnh viện đa khoa Phú Thọ”, Tạp chí Y học thực hành, tập 1181, tr. 115 - 117.
4. Trường Đại Học Y Hà Nội (2006), Hướng dẫn thực hành dinh dưỡng ở cộng đồng, NXB Y học, tr. 15 - 38.
5. Trần Thị Yến (2018), “Đặc điểm khẩu phần và một số rối loạn dinh dưỡng ở bệnh nhân suy thận lọc máu chu kì tại hai bệnh viện tỉnh Thái Bình năm 2017”, Luận văn thạc sĩ dinh dưỡng, Trường Đại học Y Dược Thái Bình, tr. 38 - 53.
6. Kaysen G, Dubin J, Muller H, Rosales L, Levin N (2000), The acute- phase response varies with time and predicts serum albumin levels in hemodialysis patients, The HEMO Study Group, Kidney Int, 58, pp. 346 - 352.
7. Trần Văn Nhường (2013), Tình trạng dinh dưỡng và một số yếu tố liên quan của bệnh nhân suy thận mạn tính có lọc máu chu kỳ tại bệnh viện hữu nghị Việt Đức năm 2012, Luận văn thạc sĩ y học, Trường Đại học Y tế công cộng, tr. 58 - 76.
8. WHO (2011), Global status report on noncommunicable diseases 2010, WHO press, 20Avenue Appia, 1211 Geneva 27, Switzerland, pp. 152 - 156
9. WHO expert consultation (2004), “Appropriate body-mass index for Asian populations and its implications for policy and intervention strategies”, The Lancet, 363, pp. 157 - 163.