VAI TRÒ CỦA CẮT LỚP VI TÍNH ĐỘ PHÂN GIẢI CAO TRONG PHÂN TÍCH TẾ BÀO ONODI ĐỐI VỚI ĐÁNH GIÁ TRƯỚC PHẪU THUẬT NỘI SOI XOANG Ở BỆNH NHÂN VIÊM XOANG MẠN TÍNH

Hoàng Đình Âu 1,, Mai Thế Cảnh 1
1 Bệnh viện Đại học Y Hà nội

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Đánh giá vai trò của cắt lớp vi tính độ phân giải cao (HRCT) trong phân tích tế bào Onodi nhằm thiết lập bilan trước phẫu thuật nội soi (PTNS) xoang ở bệnh nhân viêm xoang mạn tính (VXMT). Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang các bệnh nhân viêm xoang mạn (VXM) được chụp HRCT xoang đồng thời được phẫu thuật nội soi (PTNS) xoang. Sau đó, các bệnh nhân có tế bào Onodi sẽ được ghi nhận và tính tỷ lệ. Tế bào Onodi sẽ được phân tích, đánh giá sự tiếp xúc với dây thần kinh thị giác và động mạch cảnh trong trên HRCT để dự phòng biến chứng trước phẫu thuật nội soi xoang. Kết quả: Từ tháng 09/2020 đến tháng 9/2022, có 200 bệnh nhân VXM được chụp HRCT xoang, được PTNS xoang tại bệnh viện Đại học Y Hà nội. Trong số này, có 197 bệnh nhân có tế bào Onodi được quan sát thấy, chiếm tỷ lệ 98.5%. Tế bào Onodi hai bên có trong 195 bệnh nhân, chiếm 97.5%. Có 108 bệnh nhân có tế bào Onodi tiếp xúc với dây thần kinh thị giác (chiếm 54%) và 11 bệnh nhân có tế bào Onodi tiếp xúc với động mạch cảnh trong (chiếm 5.5%). Kết luận: Chụp HRCT xoang có vai trò quan trọng trong việc phân tích tế bào Onodi cho bilan trước PTNS xoang.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Nguyễn Văn Hải và cộng sự, “Nghiên cứu các đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng của viêm xoang hàm một bên”. 2018, Trường Đại Học Y Hà Nội.
2. O’Brien WT, Hamelin S, Weitzel EK. The Preoperative Sinus CT: Avoiding a “CLOSE” Call with Surgical Complications. Radiology. 2016;281(1):10-21. doi:10.1148/radiol.2016152230
3. Y C, Fa K. An update on the classifications, diagnosis, and treatment of rhinosinusitis. Curr Opin Otolaryngol Head Neck Surg. 2009;17(3). doi:10.1097/MOO.0b013e32832ac393
4. Weitzel EK, Floreani S, Wormald PJ. Otolaryngologic heuristics: a rhinologic perspective. ANZ J Surg. 2008;78(12):1096-1099.
doi:10.1111/j.1445-2197.2008.04757.x
5. Shpilberg KA, Daniel SC, Doshi AH, Lawson W, Som PM. CT of Anatomic Variants of the Paranasal Sinuses and Nasal Cavity: Poor Correlation With Radiologically Significant Rhinosinusitis but Importance in Surgical Planning. AJR Am J Roentgenol. 2015;204(6): 1255-1260. doi:10.2214/AJR.14.13762
6. Nouraei S a. R, Elisay AR, Dimarco A, Abdi R, Majidi H, Madani SA, Andrews PJ. Variations in paranasal sinus anatomy: implications for the pathophysiology of chronic rhinosinusitis and safety of endoscopic sinus surgery. J Otolaryngol - Head Neck Surg J Oto-Rhino-Laryngol Chir Cervico-Faciale. 2009;38(1):32-37.
7. Tomovic S, Esmaeili A, Chan NJ, Choudhry OJ, Shukla PA, Liu JK, Eloy JA. High-resolution computed tomography analysis of the prevalence of Onodi cells. The Laryngoscope. 2012;122(7):1470-1473. doi:10.1002/lary.23346
8. Senturk M, Guler I, Azgin I, Sakarya EU, Ovet G, Alatas N, Tolu I, Erdur O. The role of Onodi cells in sphenoiditis: results of multiplanar reconstruction of computed tomography scanning. Braz J Otorhinolaryngol. 2017;83(1):88-93. doi:10.1016/j.bjorl.2016.01.011
9. Stammberger H, Hosemann W, Draf W. [Anatomic terminology and nomenclature for paranasal sinus surgery]. Laryngorhinootologie. 1997;76(7):435-449. doi:10.1055/s-2007-997458
10. Võ Thanh Quang. Nghiên cứu chẩn đoán và điều trị viêm đa xoang mãn tính qua phẫu thuật nội soi chức năng mũi xoang. Published online 2004.