ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CẬN LÂM SÀNG VÀ TÁC DỤNG KHÔNG MONG MUỐN CỦA LIỆU PHÁP KHÁNG SINH CÓ SỬ DỤNG KHÍ DUNG COLISTIN TRONG ĐIỀU TRỊ VIÊM PHỔI LIÊN QUAN THỞ MÁY

Lưu Quang Thùy1,, Lê Thị Nguyệt 2
1 Bệnh viện Việt Đức
2 Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Đánh giá hiệu quả cận lâm sàng, tác dụng không mong muốn của liệu pháp kháng sinh có sử dụng khí dung Colistin so với đường tĩnh mạch trong điều trị viêm phổi liên quan thở máy do vi khuẩn Gram(-). Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu theo phương pháp tiến cứu, thử nghiệm lâm sàng, phân nhóm ngẫu nhiên có đối chứng. 60 bệnh nhân được chia thành hai nhóm theo phương pháp rút thăm ngẫu nhiên: Nhóm khí dung (KD): sử dụng 2MUI colistin pha trong 10ml nước muối vô trùng khí dung 6h/lần trong 30 phút; Nhóm tĩnh mạch (TM): sử dụng LD 9MUI colistin, sau đó 2MUI pha 50ml nước muối SE tĩnh mạch trong 60 phút x 6h/ lần. Thu thập số liệu về thay đổi lâm sàng của 2 nhóm nghiên cứu, xử lý và so sánh bằng các phương pháp thống kê. Kết quả nghiên cứu: PaO2/FiO2 trung bình ban đầu của nhóm KD là 259.5 ± 24.3 và nhóm TM là 250.0 ± 28.8. Trong quá trình dùng colistin, chỉ số của 2 nhóm tăng dần vào ngày thứ 3, 7 và đến ngay thứ 10 là 400 ± 54.6 ở nhóm KD và 376.5 ± 72.4 ở nhóm TM. Nồng độ CRP tại thời điểm bắt đầu dùng colistin của nhóm khí dung là 139,9 ± 94,4 mg/l, sau đó ngày thứ 10 còn 40,5 ± 25,6 mg/l. Với nhóm TM lúc đầu nồng độ CRP là 147,6 ± 84,0 mg/l và đến ngày thứ 10 còn 69,9 ± 56,1. Sau 14 ngày điều trị thì CRP của cả 2 nhóm tương tự nhau là 41,9 ± 50,2 ở nhóm KD và 41,3 ± 39,1 ở nhóm TM. Tỷ lệ xuất hiện tổn thương trên thận ở nhóm KD là 13.3% và nhóm TM là 23,3%, sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p>0.05). Thời gian xuất hiện tổn thương trên thận khác biệt giữa hai nhóm không có ý nghĩa thống kê, thường gặp nhất vào ngày thứ 7 sau điều trị colistin. Không gặp các tác dụng phụ không mong muốn ngoài thận ở cả hai nhóm. Kết luận: Không có sự khác biệt có ý nghĩa về hiệu quả cận lâm sàng, tác dụng không mong muốn của liệu pháp kháng sinh có sử dụng colistin khí dung so với colistin tĩnh mạch trong điều trị viêm phổi liên quan thở máy

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Arthur LE, Kizor RS, Selim AG., et al. Antibiotics for Ventilator Asociated Pneumonia. Cochrane Database of Systematics Reviews. 2016(10).
2. Markantonis S.L, Markou N, Fousteri M, et al (2009). “Penetration of Colistin into Cerebrospinal Fluid”. Antimicrob Agents Chemother, 53(11), 4907-10.
3. Qin Lu, MD, et al (2012). “Efficacy of High-Dose Nebulized Colistin in Ventilator-Associated Pneumonia Caused by Multidrug-Resistant Pseudomonas Aeruginosa and Acinetobacter Baumannii”. Anesthesiology December 2012, 117, 1335-1347.
4. Ji Young Jang, et al (2017), “Efficacy and Toxicity of High-Dose Nebulized Colistin for Critically Ill Surgical Patients with Ventilator-Associated Pneumonia Caused by Multidrug Resistant Acinetobacter Baumannii”. Journal of Critical Care, (40), 251-256.
5. MJ Perez-Pedrero, M Sanchez-Casado, S Rodriguez-Villar (2011). Nebulized Colistin Treament of Multi-Resistant Acinetobacter Baumannii Pulmonary Infection in Critical Ill Patients. Med Intensiva, 35(4), 266-31.
6. Nguyễn Bá Cường (2017). “Đánh Giá Hiệu Quả và Độc Tính Trên Thận Của Hai Chế Độ Liều Sử Dụng Colistin ở Bệnh Nhân Viêm Phổi Liên Quan Thở Máy”. Luận Văn Bác Sỹ Nội Trú. Đại Học Y Hà Nội