KẾT QUẢ BƯỚC ĐẦU ỨNG DỤNG KỸ THUẬT VÒI VOI CẢI TIẾN CỦA BỆNH VIỆN HỮU NGHỊ VIỆT ĐỨC

Duy Hồng Sơn Phùng 1,2,
1 Bệnh viện Hữu Nghị Việt Đức
2 Đại học Y Hà Nội

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Giới thiệu và đánh giá kết quả bước đầu ứng dụng kỹ thuật “vòi voi cải tiến” của bệnh viện Hữu Nghị Việt Đức điều trị bệnh động mạch chủ ngực phức tạp một thì. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả hồi cứu các bệnh nhân được phẫu thuật sử dụng phương pháp vòi voi cải tiến tại Trung tâm Tim mạch và Lồng ngực bệnh viện Hữu Nghị Việt Đức từ 01/01 đến 30 /12 năm 2020. Có 18 bệnh nhân tham gia nghiên cứu, nam giới 14 (77,8 %). Tuổi trung bình 56,2±8,6(69-33) tuổi. Theo nguyên nhân có 02 (11,1%) bệnh nhân - phồng động mạch chủ ngực; 16 (88,9%) bệnh nhân- lóc động mạch chủ type A, trong đó cấp tính có 55.6%. Mổ lại có 02 (11,1%) bệnh nhân, 3(16,7%) bệnh nhân có hội chứng Marphan và 02(11,1%) bệnh nhân suy thận mạn độ III. Tất cả bệnh nhân được phẫu thuật theo một quy trình thống nhất. Bảo vệ não bằng tưới máu não chọn lọc hai bên, hạ nhiệt độ vừa 280C, theo dõi bão hòa oxi não bằng máy MASIMO. Kết quả: Không có bệnh nhân tử vong sau mổ. Các kỹ thuật đã thực hiện: phẫu thuật vòi voi cải tiến đơn thuần – 16 (88,9%); phẫu thuật vòi voi cải tiến và phẫu thuật Bentall – 02(11,1%). Thời gian tuần hoàn ngoài cơ thể - 186,2±49,7 phút (330- 136); thời gian cặp động mạch chủ -112,7±42,6 phút (205 –68); Thời gian ngừng tuần hoàn – 32,6±10,3 phút (48 - 20), thời gian phẫu thuật 6,1± 0,9 giờ (8 –5). Biến chứng: không có bệnh nhân chảy máu mổ lại, 4 (22,2%) bênh nhân - mở khí quản, thở máy kéo dài,4 (22,2%)- suy thận cấp cần lọc máu. Leak type 1 có 2 (11,1%) bệnh nhân. Kết luận: Phẫu thuật vòi voi cải tiến của Bệnh viện Hữu Nghị Việt Đức bước đầu cho kết quả tốt, an toàn.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Borst HG, Walterbusch G, Schaps D. Extensive Aortic Replacement using “Elephant Trunk” Prosthesis. Thorac Cardiovasc Surg. 1983;31(1):37-40. doi:10.1055/s-2007-1020290
2. Di Marco L, Pantaleo A, Leone A, Murana G, Di Bartolomeo R, Pacini D. The Frozen Elephant Trunk Technique: European Association for Cardio-Thoracic Surgery Position and Bologna Experience. Korean J Thorac Cardiovasc Surg. 2017;50(1):1-7. doi:10.5090/kjtcs.2017.50.1.1
3. Roselli EE, Idrees JJ, Bakaeen FG, et al. Evolution of Simplified Frozen Elephant Trunk Repair for Acute DeBakey Type I Dissection: Midterm Outcomes. Ann Thorac Surg. 2018;105(3):749-755. doi:10.1016/j.athoracsur.2017.08.037
4. Liakopoulos OJ, Kroener A, Sabashnikov A, et al. Single-center experience with the frozen elephant trunk procedure in 111 patients with complex aortic disease. J Thorac Dis. 2020;12(10):5387-5397. doi:10.21037/jtd-20-1531
5. Damberg A, Schälte G, Autschbach R, Hoffman A. Safety and pitfalls in frozen elephant trunk implantation. Ann Cardiothorac Surg. 2013;2(5):669-676. doi:10.3978/j.issn.2225-319X.2013.09.16
6. Kremer J, Preisner F, Dib B, et al. Aortic arch replacement with frozen elephant trunk technique – a single-center study. J Cardiothorac Surg. 2019;14(1):147. doi:10.1186/s13019-019-0969-9
7. Hohri Y, Yamasaki T, Matsuzaki Y, Hiramatsu T. Early and mid-term outcome of frozen elephant trunk using spinal cord protective perfusion strategy for acute type A aortic dissection. Gen Thorac Cardiovasc Surg. 2020;68(10):1119-1127. doi:10.1007/s11748-020-01328-z
8. Frozen elephant trunk does not increase incidence of paraplegia in patients with acute type A aortic dissection - The Journal of Thoracic and Cardiovascular Surgery. Accessed April 13, 2021. https:// www.jtcvs.org/ article/S0022-5223(19)30800-1/fulltext.