GIÁ TRỊ CỦA SIÊU ÂM TIM 3D TRONG ĐÁNH GIÁ CHỨC NĂNG THẤT PHẢI Ở BỆNH NHÂN TĂNG ÁP PHỔI
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mục tiêu: Đánh giá giá trị chẩn đoán của siêu âm tim 3D có đối chiếu với chụp cộng hưởng từ tim trong đánh giá chức năng tâm thu thất phải ở bệnh nhân tăng áp phổi. Đối tượng và phương pháp: Trong thời gian từ 9/2021 đến 9/2022, các bệnh nhân tăng áp phổi được đưa vào nghiên cứu. Tất cả các bệnh nhân đều được làm siêu âm tim 2D/3D và chụp cộng hưởng từ tim. Siêu âm tim 2D được sử dụng để đo chỉ số Tei thất phải (RIMP), phân suất diện tích thất phải (FAC), biên độ dịch chuyển của vòng van ba lá trong thì tâm thu (TAPSE) và vận tốc sóng S’ của vòng van ba lá trên siêu âm Doppler mô cơ tim. Siêu âm tim 3D và chụp cộng hưởng từ tim và được sử dụng để đo thể tích thất phải cuối tâm trương (RVEDV) và thể tích thất phải cuối tâm thu (RVESV) và tính phân suất tống máu thất phải (RVEF). Kết quả: Tổng số 21 bệnh nhân: 8 nam (38.1%); 13 nữ (61.9%); tuổi trung bình: 51.6 ± 14.8; áp lực động mạch phổi trung bình: 53.8 ± 11.7 mmHg. RVEF trên siêu âm tim 3D có tương quan tuyến tính mức độ vừa với vận tốc sóng S’(r = 0.462; p = 0.021); tương quan tuyến tính mức độ chặt chẽ với RV FAC (r = 0.601; p = 0.004) và tương quan tuyến tính rất chặt chẽ với RIMP (r = -0.712; p = 0.012). Tuy nhiên, chưa thấy tương quan có ý nghĩa thống kê giữa RVEF trên siêu âm tim 3D với TAPSE (r = -0.011; p = 0.616). RVEDV, RVESV và RVEF đo trên siêu âm tim 3D thời gian thực có tương quan tuyến tính rất chặt chẽ với chụp cộng hưởng từ tim, tương ứng r=0.791 (p = 0.023); r = 0.802 (p = 0.012); 0.762 (p = 0.002). Kết luận: Siêu âm tim 3D là phương pháp thăm dò hình ảnh không xâm lấn có độ chính xác cao trong đánh giá chức năng tâm thu thất phải ở bệnh nhân tăng áp phổi.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Siêu âm tim 3D, tăng áp phổi, chức năng thất phải, cộng hưởng từ tim.
Tài liệu tham khảo
2. Inami, T., et al. (2014), "A new era of therapeutic strategies for chronic thromboembolic pulmonary hypertension by two different interventional therapies; pulmonary endarterectomy and percutaneous transluminal pulmonary angioplasty", PLoS One. 9(4), p. e94587.
3. Kind, T., et al. (2010), "Right ventricular ejection fraction is better reflected by transverse rather than longitudinal wall motion in pulmonary hypertension", J Cardiovasc Magn Reson. 12(1), p. 35.
4. Krishnamurthy, R., et al. (2010), "High temporal resolution SSFP cine MRI for estimation of left ventricular diastolic parameters", J Magn Reson Imaging. 31(4), pp. 872-80.
5. Lang, R. M., et al. (2012), "EAE/ASE recommendations for image acquisition and display using three-dimensional echocardiography", J Am Soc Echocardiogr. 25(1), pp. 3-46.
6. Malenfant, S., et al. (2013), "Signal transduction in the development of pulmonary arterial hypertension", Pulm Circ. 3(2), pp. 278-93.
7. Morcos, P., et al. (2009), "Correlation of right ventricular ejection fraction and tricuspid annular plane systolic excursion in tetralogy of Fallot by magnetic resonance imaging", Int J Cardiovasc Imaging. 25(3), pp. 263-70.
8. Ostenfeld, E., et al. (2012), "Manual correction of semi-automatic three-dimensional echocardiography is needed for right ventricular assessment in adults; validation with cardiac magnetic resonance", Cardiovasc Ultrasound. 10, p. 1.
9. Rudski, L. G., et al. (2010), "Guidelines for the echocardiographic assessment of the right heart in adults: a report from the American Society of Echocardiography endorsed by the European Association of Echocardiography, a registered branch of the European Society of Cardiology, and the Canadian Society of Echocardiography", J Am Soc Echocardiogr. 23(7), pp. 685-713; quiz 786-8.
10. Sugeng, L., et al. (2010), "Multimodality comparison of quantitative volumetric analysis of the right ventricle", JACC Cardiovasc Imaging. 3(1), pp. 10-8.