ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG PHẢN ỨNG PHỤ XUẤT HIỆN 24 GIỜ SAU TIÊM MŨI THỨ NHẤT VẮC XIN PHÒNG COVID-19 TẠI BỆNH VIỆN TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC CẦN THƠ
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Đặt vấn đề: COVID-19 là một bệnh truyền nhiễm và rất dễ lây lan do virus SARS-CoV-2 gây ra hội chứng hô hấp cấp tính nặng, nhắm vào hệ hô hấp của cơ thể con người. Đại dịch COVID-19 xuất hiện, lây lan ở nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ với diễn biến phức tạp, căng thẳng. Tiêm vắc xin phòng COVID-19 là biện pháp chủ động, hiệu quả nhất để phòng, chống dịch COVID-19. Mục tiêu nghiên cứu: Xác định tỷ lệ các phản ứng phụ trong 24 giờ sau tiêm mũi thứ nhất vắc xin phòng COVID-19. Mối liên quan giữa các yếu tố nguy cơ và phản ứng phụ sau tiêm mũi thứ nhất vắc xin phòng COVID-19. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang mô tả có phân tích trên 322 đối tượng tiêm vắc xin tại Bệnh viện Trường Đại học Y Dược Cần Thơ được phỏng vấn thông qua bộ câu hỏi khảo sát trực tuyến từ tháng 4/2021 đến tháng 7/2021. Kết quả: Tỷ lệ phản ứng phụ là 76,4%. Có mối tương quan giữa phản ứng phụ sau tiêm với giới tính (p=0,001). Không có mối liên quan giữa thời gian tiêm (p=0,758), tiền sử dị ứng (p=0,171). Kết luận: Phản ứng phụ sau tiêm vắc xin phòng COVID-19 là thường gặp là đau, sưng chỗ tiêm, sốt, đau đầu, ớn lạnh, đau cơ, khớp.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
vắc xin, COVID-19, phản ứng phụ
Tài liệu tham khảo
2. Bộ Y Tế (2021), “Hướng dẫn tạm thời khám sàng lọc trước tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19 của Astra Zeneca do Bộ Y tế Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định số 1624/QĐ-BYT ngày 18 tháng 3 năm 2021”.
3. Trần Duy Khanh, Đinh Thế Tiến, Nguyễn Thị Vân (2022), “Khảo sát phản ứng bất lợi sau tiêm chủng vắc-xin ngừa COVID-19 tại Bệnh viện đa khoa Đức Giang”, Tạp chí Y học Việt Nam, Tập 514, tháng 5, số chuyên đề 2022, tr 146-155.
4. Arkadiusz Dziedzic, Abanoub Riad, Sameh Attia, Miloslav Klugar, Marta Tanasiewicz (2021), “Self-Reported Adverse Events of COVID-19 Vaccines in Polish Healthcare Workers and Medical Students. Cross-Sectional Study and Pooled Analysis of CoVaST Project Results in Central Europe”, J Clin Med, 10(22):5338.
5. Dziedzic A, Riad A, Attia S, Klugar M , Tanasiewicz M. (2021), “Self-reported adverse events of COVID-19 vaccines in polish healthcare workers and medical students. Cross-sectional study and pooled analysis of CoVaST project results in central Europe”, J Clin Med, 10 (22):5338.
6. Johan Wibowo, Rivaldo Steven Heriyanto , Felix Wijovi el at (2022), “Factors associated with side effects of COVID-19 vaccine in Indonesia”, Clin Exp Vaccine Res, 11(1), pp 89-95.
7. Sirapat Arthur Watcharananan el at (2022), “Rates, types, and associated factors of acute adverse effects after the first dose of ChAdOx1 nCoV-19 vaccine administration in Thailand”, IJID Regions, 2, pp 35-39.