NGHIÊN CỨU KỸ THUẬT GÂY KHẠC ĐỜM TRONG CHẨN ĐOÁN LAO PHỔI AFB ÂM TÍNH VÀ MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG CỦA BỆNH NHÂN ĐƯỢC CHẨN ĐOÁN XÁC ĐỊNH
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Đặt vấn đề: Gây khạc đờm đã được chứng minh là phương pháp lấy bệnh phẩm an toàn, dễ thực hiện, giá trị cao, ít xâm lấn, có thể thực hiện lại nhiều lần, giá thành rẻ. Do đó, có thể sử dụng gây khạc đờm để chẩn đoán lao phổi AFB âm tính – vốn có biểu hiện lâm sàng nghèo nàn, chẩn đoán xác định còn khó khăn, phức tạp và thường phải dựa vào kỹ thuật hiện đại tốn kém. Vì vậy chúng tôi thực hiện nghiên cứu này nhằm 2 mục tiêu: 1) Mô tả một số đặc điểm của kỹ thuật gây khạc đờm trong chẩn đoán lao phổi AFB âm tính, 2) Phân tích một số đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của bệnh nhân lao phổi AFB âm tính. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Thiết kế nghiên cứu mô tả cắt ngang trên những bệnh nhân nghi lao, có ít nhất 2 mẫu đờm thường quy AFB âm tính. Kết quả: có 309 bệnh nhân tham gia vào nghiên cứu, trong đó tỷ lệ gây khạc đờm thành công là 98,1%. Tỷ lệ có biến chứng là 13,6% gặp biến chứng; biến chứng hay gặp nhất là khó thở nhẹ (88,1%). Trong 298 bệnh nhân đủ tiêu chuẩn phân tích có 45 bênh nhân được chẩn đoán xác định lao phổi bằng tiêu chuẩn cấy MGIT dương tính với vi khuẩn lao. Kappa giữa 2 phương pháp GKĐ và NSPQ là 0,81, p=0,0000, hai phương pháp có độ đồng thuận rất tốt. Các triệu chứng lâm sàng như mệt mỏi, gầy sút cân, ra mồ hôi trộm và hình ảnh trên X-quang điển hình như thâm nhiễm, xơ vôi có ý nghĩa trong chẩn đoán lao phổi (p<0,05). Kết luận: Kỹ thuật gây khạc đờm khá an toàn, tỷ lệ lấy được bệnh phẩm rất cao, và có đồng thuận rất tốt với nội soi phế quản trong chẩn đoán lao phổi AFB âm tính. Một số triệu chứng lâm sàng và cận lâm sàng có giá trị trong chẩn đoán lao phổi AFB âm tính là: mệt mỏi, gầy sút cân, ra mồ hôi trộm, X quang có hình ảnh thâm nhiễm, hình ảnh xơ vôi.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Gây khạc đờm, lao phổi AFB âm tính
Tài liệu tham khảo
2. Rossman, M.D. and R.L. Mayock, Pulmonary tuberculosis, in Tuberculosis and Nontuberculosis Mycobacterial Infections, M.H. Press, Editor. 2006: New York.
3. Harries, A., et al., Clinical diagnosis of smear-negative pulmonary tuberculosis: an audit of diagnostic practice in hospitals in Malawi. 2001. 5(12): p. 1143-1147.
4. Colebunders, R. and I. Bastian, A review of the diagnosis and treatment of smear-negative pulmonary tuberculosis. Int J Tuberc Lung Dis, 2000. 4(2): p. 97-107.
5. Hưng, Đ.K., Đ. Quyết, and N.V. Thiêm, Nghiên cứu lâm sàng lao phổi AFB đờm âm tính Tạp chí Y - Dược y học Quân sự, 2006. 3.