PHẪU THUẬT CỐ ĐỊNH XƯƠNG SƯỜN ĐIỀU TRỊ MẢNG SƯỜN DI ĐỘNG DO CHẤN THƯƠNG NGỰC KÍN

Phạm Thanh Việt 1, Nguyễn Viết Đăng Quang 1,, Châu Phú Thi 1
1 Bệnh viện Chợ Rẫy

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Phẫu thuật cố định xương sườn trong điều trị mảng sườn di động do chấn thương ngực kin đã được báo cáo nhiều nơi trên thế giới. Tại Việt Nam cũng đã có những tổng kết về phẫu thuật cố định xương sườn nói chung, nhưng vẫn còn ít tài liệu tập trung vào kết quả phẫu thuật của bệnh lý gãy xương sườn do chấn thương có mảng sườn di động. Phương pháp: Hồi cứu mô tả 40 bệnh nhân chấn thương ngực kín có mảng sườn di động được phẫu thuật cố định xương sườn gãy bằng nẹp titan và bắt vít tại khoa ngoại Lồng Ngực bệnh viện Chợ Rẫy từ tháng 01 năm 2018 đến tháng 02 năm 2022. Kết quả:  Đa phần bệnh nhân gãy xương sườn do chấn thương có giới tính là nam, chiếm tỉ lệ là . Độ tuổi trung bình là 49,8 ± 11,3 tuổi. Điểm ISS trung bình của bệnh nhân là 23,4 ±5,8, được xếp vào mức độ đa chấn thương nặng. Trên chụp cắt lớp điện toán lồng ngực có dựng hình xương sườn, tổng số xương sườn gãy là 400 xương sườn; số lượng xương xườn gãy trung bình là 10 xương sườn. Ghi nhận 92,5 % bệnh nhân được cố định xương sườn chỉ ở vùng mảng sườn di động. Tỉ lệ số ổ gãy xương sườn được cố định/ số vị trí di lệch trên một thân xương là: 135/200 (67,5%). Tổng số ổ gãy được cố định trên các xương sườn 4,5,6,7 là 118, chiếm đến 87,4%. Đa số bệnh nhân được phẫu thuật cố định xương sườn sử dụng 3 hoặc 4 nẹp kim loại, chiếm 82,5%. 13 bệnh nhân phải nằm phòng hồi sức tích cực sau mổ, chiếm tỉ lệ 32,5%. Thời gian dẫn lưu màng phổi trung bình là 3,6 ± 2,1 ngày. Biến chứng viêm phổi sau phẫu chiếm tỉ lệ là 15,0%. Không ghi nhận trường hợp nào bị nhiễm trùng vết mổ, nhiễm trùng khoang màng phổi hay di lệch nẹp kim loại. Ghi nhận 01 TH tử vong do đa chấn thương. Số vị trí di lệch hơn một thân xương ghi nhận được trên Chụp cắt lớp điện toán lồng ngực và số nẹp xương sườn sử dụng tương quan thuận khá chặt chẽ với nhau, r=0,829 (p<0,01). Kết luận: Phẫu thuật cố định xương sườn trong điều trị mảng sườn di động do chấn thương ngực kín cho thấy an toàn và hiệu quả cao. CLVT ngực có vai trò chẩn đoán, định hướng cho lựa chọn vị trí xương gãy cần cố định.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Nguyễn Hữu Ước và cộng sự (2011). Nghiên cứu xây dựng chỉ định và qui trình kỹ thuật khâu treo mảng sườn kéo liên tục trong chấn thương, vết thương lồng ngực. Nghiên cứu ứng dụng một số kỹ thuật tiên tiến trong điều trị chấn thương, vết thương lồng ngực. 6-8.
2. Beal SL, Oreskovich MR (1985), "Long-term disability associated with flail chest injury. ", Am J Surg. 150, p. 324-326.
3. Chapagain D, et al (2014), "Diagnostic modalities x-ray and CT chest differ in the management of thoracic injury", Journal of College of Medical Sciences-Nepal. 10(1), p. 22-31.
4. Mouton W, Lardinois D, Furrer M, et al (1997), "Long term follow-up of patients with operative stabilization of a flail chest. ", J Thorac Cardiovasc Surg. 45, p. 242-244.
5. Matthias Traub, et al (2007), "The use of chest computed tomography versus chest X-ray in patients with major blunt trauma", Injury, Int. J. Care Injured. 38, p. 43-47.
6. Marasco S, Liew S, Edwards E, Varma D, Summerhayes R (2014), "Analysis of bone healing in flail chest injury: do we need to fix both fractures per rib?", J Trauma Acute Care Surg. 77(3), p. 452-458.
7. Nirula R, Diaz JJ Jr, Trunkey DD, et al (2009), " Rib fracture repair: indications, technical issues, and future directions.", World J Surg. 33, p. 14-22.
8. Lardinois D, Krueger T, Dusmet M, et al (2001), "Pulmonary function testing after operative stabilization of the chest wall for flail chest.", Eur J Cardiothorac Surg. 20, p. 496-501.