PHẪU THUẬT ĐIỀU TRỊ CHẤN THƯƠNG ĐỘNG MẠCH KHOEO TẠI BỆNH VIỆN HỮU NGHỊ VIỆT ĐỨC GIAI ĐOẠN 2017 – 2019

Vũ Ngọc Tú 1,, Trần Trung Kiên 2, Phùng Duy Hồng Sơn 3
1 Đại học Y Hà Nội
2 Bệnh viện Thanh Nhàn
3 Bệnh viện Việt Đức

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Đánh giá các đặc điểm chẩn đoán lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả sớm phẫu thuật điều trị chấn thương động mạch khoeo tại Bệnh viện Việt Đức giai đoạn 2017 – 2019. Đối tượng – Phương pháp: Nghiên cứu mô tả hồi cứu các bệnh nhân chấn thương động mạch khoeo, có đầy đủ hồ sơ bệnh án, được phẫu thuật tái thông mạch máu từ tháng 1/2017 đến tháng 12/2019 tại Bệnh viện Việt Đức. Kết quả: Nghiên cứu có 147 trường hợp với tuổi trung bình 32,5±12,5. 100% mạch ngoại vi yếu hoặc mất. Gãy xương, trật khớp vùng gối chiếm 91,8%. Siêu âm mạch chi dưới bất thường trong tất cả các trường hợp, trong khi chụp MSCT chỉ được chỉ định cho 14 bệnh nhân. Đụng dập động mạch khoeo là tổn thương hay gặp nhất (81,6%); phục hồi lưu thông mạch chủ yếu là ghép bằng tĩnh mạch hiển đảo chiều (57,1%). Xương gãy, khớp trật được cố định trước phục hồi lưu thông mạch máu. Mở cân có giá trị đánh giá mức độ nặng của chi và làm giảm tổn thương thiếu máu chi trong thời gian chờ phẫu thuật. Nhiễm trùng, hoại tử cơ là biến chứng hay gặp nhất sau phẫu thuật chấn thương động mạch khoeo (42,2%). 7bệnh nhân (4,8%) phải cắt cụt chi thì hai do hoại tử cơ, nhiễm trùng, tắc mạch. Kết luận: Chấn thương động mạch khoeo cần được chẩn đoán và xử trí cấp cứu kịp thời. Cố định xương khớp chắc chắn, phẫu thuật tái thông mạch máu sớm bằng tĩnh mạch tự thân phối hợp mở cân cẳng chân khi có chỉ định là những yếu tố then chốt giúp giảm tỉ lệ cắt cụt chi và các biến chứng nặng nề khác.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Nguyễn Sinh Hiền, Lê Ngọc Thành. Tổn thương mạch khoeo trong chấn thương kín: những khó khăn trong chấn đoán và điều trị. Ngoại khoa. 2000;3:29-37.
2. Lang NW, Joestl JB, Platzer P. Characteristics and clinical outcome in patients after popliteal artery injury. J Vasc Surg. 2015;61(6):1495-1500.
3. Nguyễn Hữu Ước, Chế Đình Nghĩa, Dương Đức Hùng. Đánh giá tình hình cấp cứu vết thương - chấn thương mạch máu ngoại vi tại Bệnh viện Hữu Nghị Việt Đức giai đoạn 2004-2006. Ngoại khoa. 2007;4:12-18.
4. Banderker MA, Navsaria PH, Edu S, et al. Civilian popliteal artery injuries. S Afr J Surg. 2012;50(4):119-23.
5. Jeffrey Rihn JA, Groff YJ, Harner CD, et al. The acutely dislocated knee: evaluation and management. J Am Acad Orthop Surg. 2004;12(5):334-46.
6. Wagner WH, Yellin AE, Weaver FA, et al. Acute treatment of penetrating popliteal artery trauma: the importance of soft tissue injury. Ann Vasc Surg. 1994;8(6):557-65.
7. Farber A, Tan TW, Hamburg NM. Early fasciotomy in patients with extremity vascular injury is associated with decreased risk of adverse limb outcomes: a review of the National Trauma Data Bank. Injury. 2012;43(9):1486-91.
8. Ratnayake A, Samarasinghe B, Bala M. Outcomes of popliteal vascular injuries at Sri Lankan war-front military hospital: case series of 44 cases. Injury. 2014;45(5):879-84.