ĐIỀU TRỊ PHẪU THUẬT XUẤT HUYẾT TIÊU HÓA NẶNG, SỐC MẤT MÁU DO LOÉT DII TÁ TRÀNG DƯỚI BÓNG VATER HIẾM GẶP

Thái Nguyên Hưng 1,, Trần Xuân Dũng 1
1 Bệnh viện K

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu nghiên cứu: 1. Mô tả đặc điểm lâm sàng,cận lâm sàng và các yếu tố nguy cơ ca bệnh sốc mất máu, xuất huyết tiêu hóa do loét DII tá tràng dưới bóng Vater. 2. Kết quả phẫu thuật và diễn biến hậu phẫu. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: +Phương pháp NC: Mô tả hồi cứu ca lâm sàng (hiếm gặp). Kết quả nghiên cứu: Bệnh án nghiên cứu: Nguyễn Đình T, sinh năm 1963. Địa chỉ: Đông tiến, Khoái Châu, Hưng Yên. Ngày VV: 23/5/2022. Chẩn đoán: Ung thư vòm/ĐTĐ, Xơ gan, Nghiện rượu, Cao HA. Ngày 4/8/2022 BN xuất hiện nôn máu, ỉa phân đen, đau thượng vị, không sốt. Xét nghiệm máu: (4/4/022): Hồng cầu (HC): 3,1 G/l. Huyết sắc tố (Hb): 9,4 g/L. Hematocrite: 0,27 L/L. ++ Tiểu cầu: 128 G/L. XN Sinh hóa: Bilirubile 8,1 mmol/L; Albumin 32,9 g/L; ure 3,5 mmol/L; creatinin mmol/l: 61, đường: 7,24 mmol/L,GOT: 58,1 U/l; GPT: 41,5 U/l. ++Nội soi dạ dày (NSDD) cấp cứu: nhiều máu đỏ và máu cục trong dạ dày,tá tràng và D2 nhiều máu cục, Papille có máu cục, mảu đỏ, khống tìm thấy tổn thương. ++ BN được truyền 6 ĐV máu, dùng Nexium 40 mg bolus- 2 ống sau đó 40mg-5oong/24 h. Sau truyền máu và hồi sức tích cực: BN xuất hiện sốc mất  máu: M 120-140 l/ph. HA dao động thấp 85-90 mg Hg (BN có TS cao HA), nổi vân tím, chân tay lạnh, vã mồ hôi. a phân đen đỏ liên tục, sond dạ dày có máu đỏ. ++ XN máu sau truyền cho thấy: HC: 2,55 T/L; Hb: 7,6  g/l. Hematocrit: 0,17L/L,TC 65 G/L. ++ CLVT (64 dãy): Ổ chảy máu D2 tá tràng tương ứng với mạch máu vùng D2 kích thước 0,6mm. BN được mổ cấp cứu: chẩn đoán trước mổ: Sốc mất máu, XHTH nặng do loét D2. + Chẩn đoán trước mổ: XHTH nặng, sốc mất máu nghi do tổn thương DII dưới bóng Vater/Xơ gan, giảm tiểu cầu, cao HA, ĐTD, ung thư vòm đã điều trị. + Chẩn đoán sau mổ: Sốc mất máu do loét DII tá tràng dưới bóng Vater, loét mặt trước hành tá tràng (HTT)/, xơ gan, giảm tiểu cầu, ĐTĐ, cao HA, ung thư vòm. + Phẫu thuật: Khâu cầm máu ổ loét DII, Cắt 2/3 dạ dày lấy ổ loét HTT, dẫn lưu mỏm tá tràng. + Sau mổ tái XHTH điều trị PPI (Nexium) 8mg/h trong 72 h. - Kết luận: Điều trị phẫu thuật sốc mất máu do xuất huyết tiêu hóa nặng loét DII dưới bóng Vater  trên bệnh nhân có nhiều yếu tố nguy cơ nặng như ĐTD, Cao HA, xơ gan, giảm tiểu cầu, ung thư vòm là phẫu thuật khó khăn và nặng nề. Chỉ định mổ được đặt ra khi can thiệp qua NSDD không thực hiện được hoặc thất bại (nội soi không tìm thấy nguyên nhân chảy máu). Phẫu thuật khâu cầm máu, cắt hang vị hay cắt 2/3 dạ dày, dẫn lưu mỏm tá tràng là lựa chọn phù hợp. Điều trị nội khoa tái xuất huyết sau phẫu thuật với  PPI (Nexium 40mg) 8mg/24 h trong 72 h có hiệu quả cầm máu cao.


 

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Đào Việt Hằng, Nguyễn Thanh Long, Trần Quốc Tiến, Đào Văn Long (2018): Đánh giá kết quả cầm máu can thiệp nôi soi trong xuất huyết tiêu hóa trên tại bệnh viện Đại học Y Hà Nội từ 2013-2017. Y Học thực hành 1 (1066):57-59.
2. Thái Nguyên Hưng, Trịnh Văn Tuấn: Điều trị phẫu thuật chảy máu đường mật do sỏi có sử dụng nội soi đường mật bằng ống soi mềm. Nghiên cứu Y học. 83(3) 2013: 63-67.
3. Thái Nguyên Hưng, Phan Văn Linh: Điều trị phẫu thuật xuất huyết tiêu hóa nặng do loét tá tràng kissing ulcer thủng vào động mạch vị tá tràng và loét dạ dày tá tràng. Y học Việt Nam, tháng 3,số 1A (524), 2023:1-5.
4. Nguyễn Phúc Minh, Trần Trung Hiếu: Chảy máu tiêu hóa. Cấp Cứu ngoại tiêu hóa.NXB Thanh niên 2018: 27-37.
5. Huỳnh Hiếu Tâm: Nghiên cứu hiệu quả của tiêm hoặc kẹp cầm máu qua nội soi phối hợp với thuốc ức chế bơm proton liều cao tĩnh mạch ở bệnh nhân xuất huyết tiêu hóa do loét dạ dày tá tràng.Luận án tiến sỹ Y học.Huế 2019.
6. Nguyễn Thắng Toản và cộng sự: Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng,cận lâm sàng của xuất huyết tiêu hóa cao tai bệnh viện Việt Tiệp,Hải Phòng.Y Học Việt nam 436 (2015):102-106
7. Trần Thiện Trung, Trần Anh Minh: Thủng ổ loét dạ dày-tá tràng.Cấp cứu ngoại tiêu hóa.NXB Thanh niên, 2018:66-77.
8. Darin Lohsiriwat, Varut Losiriwat: Operative control of bleeding ulcer at Posterior Wall of Duodenal Bulb: How I do it. The THAI Journal of Surgery, vol 25 (4), Oct-Dec.2004:113-114.
9. Kelvin Palmer: Acute upper gastrointertinal haemorrhage.British Medical Bulletin,volume 83(Issue1) September 2007: 307-324.
10. Lynwood. J Herrington, J ess Davidson. Bleeding gastroduodenal ulcer: Choice of operation. World Journal of Surgery Volume 11 (1987): 304-314.
11. Sung Joseph J et al: Causes of Mortality in Patients With Peptic Ulcer Bleeding: A Prospective Cohort Study of 10,428 Cases.Americal Journal of Gastroenterology 105 (1):p 84-89,Jan 2010.